Già Alăng Phương tâm huyết bảo tồn nghề đan lát Cơ Tu

Sở hữu kỹ năng đan lát điêu luyện với nhiều sản phẩm đa dạng, tinh xảo, thế nhưng nghề đan lát của người Cơ Tu ở vùng miền núi Quảng Nam không mấy phát triển. Trước thực tế này, các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, nơi tập trung đông người Cơ Tu sinh sống nỗ lực khôi phục nghề truyền thống. Già Alăng Phương là 1 trong số những người đang tiếp tục gìn giữ nghề.

Nhắc đến nghề đan lát truyền thống Cơ Tu, người ta nghĩ ngay đến những chiếc gùi, giỏ bắt cá, giỏ tỉa lúa, nong, nia, rổ rá... các vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người Cơ Tu.

Nhắc đến nghề đan lát truyền thống Cơ Tu, người ta nghĩ ngay đến những chiếc gùi, giỏ bắt cá, giỏ tỉa lúa, nong, nia, rổ rá... các vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người Cơ Tu.

Khi cuộc sống phát triển, nhiều gia đình Cơ Tu dần ưu dùng các vật dụng làm bằng nhựa, inox vừa rẻ, vừa tiện lợi. Vì thế, số người giữ nghề đan lát truyền thống Cơ Tu không còn nhiều. Thế nhưng, tại các bản làng Cơ Tu vẫn có những người tâm huyết với nghề truyền thống cha ông vẫn đang cần mẫn, nỗ lực bảo tồn.

Khi cuộc sống phát triển, nhiều gia đình Cơ Tu dần ưu dùng các vật dụng làm bằng nhựa, inox vừa rẻ, vừa tiện lợi. Vì thế, số người giữ nghề đan lát truyền thống Cơ Tu không còn nhiều. Thế nhưng, tại các bản làng Cơ Tu vẫn có những người tâm huyết với nghề truyền thống cha ông vẫn đang cần mẫn, nỗ lực bảo tồn.

Năm nay đã 75 tuổi, hàng ngày, già Alăng Phương ở làng Ra Êê, xã A Ting, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn duy trì niềm đam mê đan lát.

Năm nay đã 75 tuổi, hàng ngày, già Alăng Phương ở làng Ra Êê, xã A Ting, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn duy trì niềm đam mê đan lát.

Già Alăng Phương cho biết, kỹ thuật đan lát của người Cơ Tu không khó, nhưng đòi hỏi tính kiên trì. Để tạo ra được một sản phẩm đan lát đẹp và tinh xảo thì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đan, từ khâu tìm kiếm vật liệu đến sơ chế, kỹ thuật đan.

Già Alăng Phương cho biết, kỹ thuật đan lát của người Cơ Tu không khó, nhưng đòi hỏi tính kiên trì. Để tạo ra được một sản phẩm đan lát đẹp và tinh xảo thì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đan, từ khâu tìm kiếm vật liệu đến sơ chế, kỹ thuật đan.

Nguyên liệu làm các sản phẩm đan lát thủ công truyền thống là mây, tre, lồ ô, dứa,... được lấy trong rừng và phải qua một số công đoạn sơ chế công phu.

Nguyên liệu làm các sản phẩm đan lát thủ công truyền thống là mây, tre, lồ ô, dứa,... được lấy trong rừng và phải qua một số công đoạn sơ chế công phu.

Để tìm được nguyên vật liệu ưng ý, già Alăng Phương phải vào rừng sâu từ sáng sớm để lấy mây, nứa, về trau chuốt, chẻ, phơi rồi đan sản phẩm.

Để tìm được nguyên vật liệu ưng ý, già Alăng Phương phải vào rừng sâu từ sáng sớm để lấy mây, nứa, về trau chuốt, chẻ, phơi rồi đan sản phẩm.

Mỗi ngày làm một chút, lúc thì ngồi chẻ tre, vót nứa, ngâm nước, lúc thì ngồi đan, tạo sản phẩm. Có sản phẩm làm 5-7 ngày, nhưng có sản phẩm phải trau chuốt mất 15 ngày, thậm chí cả tháng mới xong.

Mỗi ngày làm một chút, lúc thì ngồi chẻ tre, vót nứa, ngâm nước, lúc thì ngồi đan, tạo sản phẩm. Có sản phẩm làm 5-7 ngày, nhưng có sản phẩm phải trau chuốt mất 15 ngày, thậm chí cả tháng mới xong.

Theo già Alăng Phương, lớp trẻ Cơ Tu ngày càng năng động, đi học rồi làm những việc có thu nhập cao hơn, trong khi nghề đan lát đòi hỏi sự tỉ mỉ, giá trị kinh tế không cao, đầu ra sản phẩm tiêu thụ ít nên mấy ai chịu theo nghề.

Theo già Alăng Phương, lớp trẻ Cơ Tu ngày càng năng động, đi học rồi làm những việc có thu nhập cao hơn, trong khi nghề đan lát đòi hỏi sự tỉ mỉ, giá trị kinh tế không cao, đầu ra sản phẩm tiêu thụ ít nên mấy ai chịu theo nghề.

Già Phương chia sẻ, “Mỗi dịp có lễ hội lớn tại các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang là ông được mời đến phụ vụ trình diễn đan lát. Hoặc những lúc địa phương tổ chức lớp học đan lát, ông luôn được mời đứng lớp. Mặc dù tiền công không đáng là bao nhưng ông rất thích vì được truyền dạy những kỹ thuật đan lát cho thế hệ sau này nhằm góp phần gìn giữ nghề truvền thống của dân tộc”.

Già Phương chia sẻ, “Mỗi dịp có lễ hội lớn tại các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang là ông được mời đến phụ vụ trình diễn đan lát. Hoặc những lúc địa phương tổ chức lớp học đan lát, ông luôn được mời đứng lớp. Mặc dù tiền công không đáng là bao nhưng ông rất thích vì được truyền dạy những kỹ thuật đan lát cho thế hệ sau này nhằm góp phần gìn giữ nghề truvền thống của dân tộc”.

Một số sản phẩm của già Phương bày bán tại nhà với giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/sản phẩm.

Một số sản phẩm của già Phương bày bán tại nhà với giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/sản phẩm.

Vơnich Oang/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/gia-alang-phuong-tam-huyet-bao-ton-nghe-dan-lat-co-tu-post1056573.vov