Giá cà phê hôm nay 22/7/2024: Giá cà phê robusta phát tín hiệu tích cực, thị trường bấp bênh, mức giá đã tới đỉnh?

Theo một số doanh nghiệp trong nước, hiện tại lượng cà phê tồn kho chỉ khoảng 200.000 tấn trong khi còn hơn 3 tháng nữa Việt Nam mới vào vụ thu hoạch. Để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước có thể các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu từ một số nước lân cận như Indonesia.

Giá cà phê hôm nay 22/7/2024

Giá cà phê thế giới giảm sau 2 tuần tăng sau 2 tuần tăng mạnh trước đó. Đà giảm của cà phê tuần này là điều được dự báo trước. Trên sàn, các quỹ và đầu cơ đnag cân đối lại danh mục hàng hóa. Đồng USD hồi phục và vụ thu hoạch thuận lợi ở Brazil đang gây áp lực lên thị trường.

Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 giảm 87 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 10,55 cent/lb. Giá cà phê nội địa

Giá cà phê trong nước mất trung bình 2.000 đồng/kg, khởi đầu tuần này từ mức giá trong khoảng 126.000 - 126.600 đồng/kg

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, có tín hiệu tích cực phiên cuối tuần qua với robusta khi tăng ngược 51 USD, giao dịch tại 4.530 USD/tấn trong kỳ giao hàng tháng 9. Đây là một tín hiệu rất tích cực cho loại cà phê này khi nó đang trên đà giảm theo chu kỳ kỹ thuật.

Trong khi đó, với cà phê arabica đang chịu áp lực giảm giá khi Công ty Tập đoàn tư vấn nông sản Safras & Mercado báo cáo hôm thứ Sáu rằng vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024/25 của Brazil đã hoàn thành 74% tính đến ngày 16 tháng 7, nhanh hơn mức 66% vào cùng thời điểm năm ngoái và nhanh hơn mức bình quân 5 năm là 70%

Những dự báo cắt giảm sản lượng của Brazil so với mức dự báo cho vụ 2024/2025 đang có tác động đáng kể tới giá cà phê trên thị trường. Trong đó, mới nhất, sự phục hồi của giá cà phê so với đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu một phần là từ báo cáo của Safras & Mercado, họ đã cắt giảm ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 của Brazil xuống còn 66 triệu bao so với ước tính trước đó là 70,4 triệu bao, tức là họ đã cắt giảm khoảng 6,5% so với chính mức dự báo trước đây của mình với lý do nhiệt độ trên mức trung bình và hạn hán đã làm giảm sản lượng cà phê.

Theo giới phân tích, diễn biến thị trường cho thấy, giá cà phê dường như đã tìm được đỉnh điểm của nó, giá bấp bênh, tăng giảm xoay quanh mốc 4.500 USD mỗi khi có thông tin cơ bản tác động. Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất đối với thị trường và cũng sẽ tác động đối với giá cà phê nhiều nhất lúc này chính là những đợt thanh lý vị thế mua mà những nguồn vốn và nhà đầu cơ sẽ thực hiện trong tương lai. Sự chực chờ thanh lý vị thế mua trước những diễn biến nhìn thấy trước sẽ là một chu kỳ giảm ngắn và trung hạn cho giá cà phê. Mỗi lần như thế giá cà phê sẽ sụt giảm rất mạnh cho đến khi có một thông tin gì mới mẻ tác động lên.

Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (ngày 20/7) tăng 1.000 tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Coffeeam)

Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (ngày 20/7) tăng 1.000 tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Coffeeam)

Ghi nhận của Thế giới & Việt Nam chốt phiên giao dịch cuối tuần (15/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 tăng 51 USD, giao dịch tại 4.530 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 tăng 38 USD giao dịch tại 4.355 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 giảm 2,7 Cent, giao dịch tại 238,20 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2024 giảm 2,65 Cent, giao dịch tại 236,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (ngày 20/7) tăng 1.000 tại một số địa phương thu mua trọng điểm. Đơn vị tính: VND/kg

(Nguồn: giacaphe.com)

Bên cạnh những thông tin tiêu cực, nhất là đối với loại Arabica, thì cà phê robusta dường như vẫn còn những yếu tố có thể giúp giữ giá cao ít nhất là tại những nước tiêu thụ hoặc trên sàn giao dịch, đó là:

Yếu tố địa chính trị bất ổn vùng Biển đỏ, gây ách tắc, chậm trễ sự vận chuyển cà phê có nguồn gốc từ Á sang Âu.

Những quy định chống phá rừng của châu Âu, sẽ cản trở đối với những loại hàng Nông sản mà trong đó có cà phê không hoặc chưa có sự chứng minh nguồn gốc sản phẩm.

Hai yếu tố trên có thể gây ra hiện tượng tăng giá trên thị trường châu Âu và sàn giao dịch, nhưng sẽ gây ra sự ách tắc, tồn đọng cho lưu thông cà phê vụ tới. Điều đó dễ khiến cho giá cà phê sẽ trở nên sụt giảm ở những nước sản xuất nhưng lại tăng giá ở những thị trường tiêu thụ của châu Âu. Để chống lại hiện tượng trên, những người mua châu Âu đã tăng cường mua vào khi mà luật Chống phá rừng này chưa được đưa vào áp dụng, như họ đã làm trong thời gian qua tại thị trường Ấn độ, nơi đang có giá robusta cạnh tranh hơn.

Đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường cà phê, Việt Nam đang phát triển theo hướng sản xuất bền vững, phát triển xanh, . Tạo sản phẩm chất lượng cao phù hợp yêu cầu của các thị trường trên thế giới. Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ đạt 6 tỷ USD. Về chủng loại cà phê xuất khẩu, thị trường ghi nhận sự tăng trưởng không chỉ thể hiện qua sản lượng mà còn qua giá trị. Đặc biệt là với cà phê nhân robusta đạt gần 1,9 tỷ USD, arabica hơn 56 triệu USD và cà phê đã khử caffeine gần 3,2 triệu USD.

Gia An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2272024-gia-ca-phe-robusta-phat-tin-hieu-tich-cuc-thi-truong-bap-benh-muc-gia-da-toi-dinh-279582.html