Giá heo hơi hôm nay 28/7: Giá heo hơi giảm liên tiếp, chăn nuôi chuyển dịch mạnh

Giá heo hơi hôm nay 28/7 ở khu vực phía Nam, giá heo hơi ghi nhận giảm cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 28/7: Giá heo hơi giảm liên tiếp, chăn nuôi chuyển dịch mạnh. (Nguồn: Bzaar Vietnam)

Giá heo hơi hôm nay 28/7: Giá heo hơi giảm liên tiếp, chăn nuôi chuyển dịch mạnh. (Nguồn: Bzaar Vietnam)

Giá heo hơi hôm nay 28/7

* Thị trường heo hơi tại miền Bắc giảm nhẹ ở một vài nơi.

Hiện tại, thương lái ở Yên Bái đang thu mua heo hơi với giá 61.000 đồng/kg.

62.000 đồng/kg là giá heo hơi được ghi nhận tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Thái Bình.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.

* Giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh giá heo hơi xuống còn 60.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có giá đi ngang so với ngày hôm qua.

Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.

* Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi ghi nhận giảm cao nhất 2.000 đồng/kg.

Cụ thể, các tỉnh Long An, Kiên Giang và Bạc Liêu điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 60.000 đồng/kg.

Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại tỉnh Trà Vinh là 58.000 đồng/kg, cùng với Bến Tre, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg.

* Tại Hội nghị Triển khai giải pháp chăn nuôi heo và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 27/7, ông Phạm Kim Đăng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, kể từ tháng 3/2023, giá thức ăn chăn nuôi bắt đầu có xu hướng giảm kéo theo giá thành chăn nuôi lợn giảm so với các tháng đầu năm 2023. Kết hợp với giá sản phẩm heo hơi tăng kể từ tháng 5/2023 là những dấu hiệu báo hiệu sự phục hồi ngành chăn nuôi lợn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, chăn nuôi chuyển dịch mạnh theo xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước (như Dabaco, Masan, Tân Long, Thiên Thuận Trường, Mavin, Greenfeed, Trường Hải, Hòa Phát...) và nước ngoài (CP, Japfa Comfeed, New Hope, CJ, Emivest, Cargill...) đang xây dựng và từng bước hình thành hệ thống trang trại liên kết chuỗi. Đây chính là bước chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi để từng bước hiện đại hóa ngành chăn nuôi.

Ông Phạm Kim Đăng nhấn mạnh: "Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ không bị mất đi hoàn toàn, vì đó là sinh kế của hàng triệu hộ chăn nuôi được hình thành bao đời nay.

Tuy nhiên, nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ muốn đứng vững buộc phải liên kết với nhau nhằm tăng sức mạnh để trở thành thành viên của tổ nhóm, hợp tác xã, hoặc liên kết với doanh nghiệp. Còn muốn đứng vững độc lập thì các hộ chăn nuôi buộc phải chăn nuôi chuyên nghiệp hoặc chăn nuôi con đặc sản, quý hiếm có giá trị cao, chăn nuôi hữu cơ, sinh thái gắn với dụ lịch".

(tổng hợp)

Việt An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-heo-hoi-hom-nay-287-gia-heo-hoi-giam-lien-tiep-chan-nuoi-chuyen-dich-manh-236138.html