Giá tiêu hôm nay 29/5/2023, kho trữ đầy hàng, thị trường 'ruột' tiềm ẩn nhiều thách thức, giá có thể giảm xuống dưới 70.000 đồng/kg?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.500 – 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 29/5/2023, kho trữ đầy hàng, thị trường ‘ruột’ tiềm ẩn nhiều thách thức, giá có thể giảm xuống dưới 70.000 đồng/kg? (Nguồn: britannica)

Giá tiêu hôm nay 29/5/2023, kho trữ đầy hàng, thị trường ‘ruột’ tiềm ẩn nhiều thách thức, giá có thể giảm xuống dưới 70.000 đồng/kg? (Nguồn: britannica)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.500 – 74.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (73.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (73.000 đồng/kg); Bình Phước (73.500 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.000 đồng/kg.

Như vậy, tổng kết tuần qua, giá tiêu trong nước giảm 1.500 - 2.000 đồng/kg. Thị trường có 4 ngày giảm liên tiếp, 1 phiên tăng cuối tuần. Tuần trước, giá tiêu trong nước giảm trung bình 500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Ở trong nước, nhiều thông tin cho hay, các kho xuất nhập khẩu đã đầy hàng dự trữ nên họ tạm ngừng mua. Trong khi đó, các đại gia đầu cơ dường như đã mua đủ hàng. Lực mua yếu trong bối cảnh đồng USD tăng cao đẩy thị trường tiêu trong nước lao dốc 4 ngày giữa tuần.

Các chuyên gia nhận định, giá tiêu khó có thể giảm sâu dưới 70.000 đồng/kg bởi yếu tố cung cầu từ nay đến cuối năm. Nhìn chung, các dự báo đều cho thấy cung thấp hơn cầu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 102,5 nghìn tấn, trị giá 316,64 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và giảm 33,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thông tin trên Thời báo tài chính, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đang mua mạnh hồ tiêu. Tính đến hết tháng 4, quốc gia Đông Bắc Á đã vượt Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 35.914 tấn, tăng mạnh 1.430% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, thị trường “ruột” Trung Quốc chiếm đến 35% tổng khối lượng tiêu xuất khẩu của nước ta trong 4 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, tính theo từng tháng thì xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhẹ, trong tháng 4 giảm 36,4% so với tháng trước, chỉ đạt 9.995 tấn. Đây cũng là lo ngại của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng từ các đối thủ.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, quý I/2023, nguồn cung hồ tiêu cho Trung Quốc có sự chuyển dịch sang các thị trường Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tốc độ nhập khẩu từ các thị trường trên ghi nhận mức tăng trưởng cao lên đến 3 con số.

Đặc biệt, Trung Quốc giảm nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 39,36% trong quý I/2022 xuống 29,75% trong quý I/2023.

Tuy nhiên, đối với thị trường Trung Quốc, điều đáng lo ngại hơn nằm ở thực tế nhiều năm qua, Việt Nam xuất khẩu tiêu sang thị trường này chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Vì lẽ đó mà gặp không ít rủi ro, nhất là tình trạng tắc nghẽn cửa khẩu do phía Trung Quốc đột ngột dừng mua, hủy kèo…

(tổng hợp)

Hải An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-2952023-kho-tru-day-hang-thi-truong-ruot-tiem-an-nhieu-thach-thuc-gia-co-the-giam-xuong-duoi-70000-dongkg-228839.html