Giá trị lớn về kinh tế, xã hội từ việc cấp căn cước công dân, định danh điện tử
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an các đơn vị địa phương triển khai chiến dịch 90 ngày đêm, thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đúng kế hoạch đề ra.
Nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch, lực lượng công an đã bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân lực, trang thiết bị để thực hiện cấp thẻ căn cước công dân theo quy định; tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện để tổ chức cấp căn cước công dân.
Nhiều địa phương đang nỗ lực và đã có nhiều tỉnh, huyện, xã đạt được chỉ tiêu cấp 100% căn cước công dân, góp phần phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng công dân số, xã hội số, Chính phủ số.
Ngày 27/4 vừa qua, Hà Nam là tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành chỉ tiêu cấp 100% căn cước công dân cho người dân nằm trong diện được cấp theo quy định.
Đến nay, Bộ Công an đã cấp trên 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người dân cho người dân. Có 233 đơn vị cấp xã trên địa bàn toàn quốc hoàn thành cấp 100% căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn.
Đến nay, Bộ Công an đã cấp trên 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người dân cho người dân. Có 233 đơn vị cấp xã trên địa bàn toàn quốc hoàn thành cấp 100% căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn.
Hiện nhiều tỉnh, thành phố đang tập trung tối đa hoàn thành mục tiêu "phủ sóng" căn cước công dân gắn chip cho người dân, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Đến nay, Bộ Công an đã thu nhận trên 27 triệu định danh điện tử. Trong đó, 23,7 triệu định danh đã được phê duyệt, 8,4 triệu định danh đã được kích hoạt. 585 nghìn tài khoản VNEID với 1,9 triệu lượt đăng nhập dịch vụ công trực tuyến thay cho các cách thức trước đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng nhập, khắc phục tình trạng không có số điện thoại chính chủ, tiết kiệm cho nhà nước 2.047 tỷ đồng.
Việc có định danh điện tử, công dân số trên môi trường điện tử cũng đã góp phần giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”.
Đến nay, Công an cấp xã trên toàn quốc thông qua VNEID đã tiếp nhận 705 phản ánh kiến nghị, giúp người dân đa dạng hóa phương thức phản ánh khiếu nại, tố giác tin báo tội phạm.
Trên nền tảng thẻ căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử, Bộ Công an, các bộ, ngành đã phối hợp cung cấp 8 sản phẩm dữ liệu dân cư cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo được kết quả nổi bật.
Điển hình trên lĩnh vực Y tế đã có 12.024 cơ sở khám chữa bệnh triển khai bằng căn cước công dân gắn chip tích hợp Bảo hiểm y tế, đạt 94%, tiết kiệm tiền in thẻ Bảo hiểm y tế giấy là 24,7 tỷ đồng.
Lĩnh vực bảo hiểm đã triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, góp phần hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm.
Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng đã sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thế thẻ ATM, tiết kiệm chi phí in thẻ cho các tổ chức ngân hàng khoảng 100.000 đồng/thẻ, xác thực bảo đảm chính xác danh tính, phòng chống rủi ro, gian lận.
Trong kỳ thi năm 2022, với căn cước công dân gắn chíp, được cấp, thí sinh đăng ký thi trực tuyến tại các kỳ thi của Bộ Giáo dục và đào tạo, đã tiết kiệm 50 tỷ đồng khi không phải mua hồ sơ giấy, in ảnh thẻ.
Bên cạnh đó, việc không phải đi lại đã tiết kiệm được thời gian của thí sinh, phụ huynh, hạn chế ách tắc giao thông, ngăn chặn tai nạn giao thông... tạo thêm nguồn lực phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội.
Đối với kỳ thi đại học quốc gia năm 2023, có hơn 940 nghìn thí sinh tham gia, Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo cập nhật, phê duyệt hơn 93 nghìn trường hợp, đạt tỷ lệ 99,64%.
Tổng số học sinh tham dự kỳ thi chuyển cấp vào các trường THCS trên toàn quốc năm 2023 là hơn gần 305,5 nghìn trường hợp, cập nhật, phê duyệt hơn 155 nghìn trường hợp, tỷ lệ 50,90%, đem lại lợi ích rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với 2 dịch vụ công liên thông trực tuyến có một biểu mẫu điện tử chung, qua đó cắt giảm tối thiểu 9 loại giấy tờ và 6 trường thông tin bị trùng lặp tiết kiệm được 11,3 tỷ đồng. Xác thực, làm sạch thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng.
Những kết quả bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, làm tiền đề cho việc triển khai nhiệm vụ cho các năm tiếp theo, nhằm mục tiêu mang lại “xã hội văn minh, định hướng phát triển kinh tế xã hội, phục vụ công tác phòng chống tội phạm”.
Theo Đại tá Vũ Văn Tấn Phó, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết: với nguyên tắc “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm”, sau hơn 1 năm triển khai Đề án 06 trên tinh thần quyết liệt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là “làm việc nào dứt điểm việc đó”, nổi bật như: Đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương phục vụ việc khai thác, cập nhật dữ liệu quốc gia về dân cư đến từng xã/phường/thị trấn.
Hoàn thành 4 Nghị định và 4 Thông tư văn bản pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 59, ngày 5/9/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử là căn cứ để giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cơ sở pháp lý kết nối, chia sẻ, xây dựng dữ liệu dùng chung, đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, một số dịch vụ tỷ lệ trực tuyến cao như xác nhận chứng minh nhân dân 9 số tỷ lệ 100%; thông báo lưu trú 98,3%; thủ tục làm con dấu mới 90,8%; đăng ký thi online 93,1%.
Bên cạnh đó, Cổng Thông tin một cửa quốc gia đã thực hiện 250/261 dịch vụ công trực tuyến của 13 bộ, ngành triển khai theo cơ chế một cửa quốc gia với hơn 55 nghìn doanh nghiệp tham gia. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, trong đó gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình thực thi nhiệm vụ, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Đây là giải pháp quan trọng để hình thành, làm giàu, làm sạch, làm sống dữ liệu.
Đến nay, đã có 25,9% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng, tăng 5 lần so với tháng 9/2022; 62,7% hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa. Trong đó, 25% được số hóa toàn trình từ khâu tiếp nhận đến trả kết quả theo đúng quy định, tăng 4 lần so với tháng 9/2022.
Thông qua việc số hóa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đã giúp làm giàu, làm sạch, làm sống dữ liệu của các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hình thành các kho dữ liệu lớn phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Tất cả những kết quả trên đều có sự đóng góp đặc biệt quan trọng từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chip, định danh điện tử mang lại.
Hiện, Bộ Công an đang đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện cụ thể từng nhiệm vụ của Đề án 06 trong năm 2023, cũng như xuyên suốt lộ trình thực hiện đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đặt ra.
Mục tiêu của đề án khi hoàn thành sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số. Đến 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP cho quốc gia.