Giá vàng hôm nay ngày 3/10: Khoảng cách nới rộng, vàng trong nước cao hơn thế giới 14,5 triệu đồng/lượng
Trong khi vàng thế giới tiếp tục lao dốc mạnh mẽ, nhường đường cho USD tăng vọt, thì giá vàng SJC vẫn ngược dòng thành công và đã nới rộng khoảng cách chênh lệch lên hơn 14,5 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 3/10 đảo chiều tăng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 68,25 – 68,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 68,25 – 68,95 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 400.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện đứng ở mức 55,88 – 56,78 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 20,7 USD xuống 1.827,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm xuống mức 1.816,7 USD/ounce.
Giá vàng tương lai giao tháng 12/2023 trên sàn Comex New York giảm 18,9 USD, tương ứng giảm 1,01% xuống 1.847,2 USD/ounce.
Vàng tiếp tục giảm với giá vàng tương lai tháng 12 chạm mức thấp nhất trong 10 tháng khi đồng đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong 10 tháng và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng lên cao nhất trong 16 năm. Xu hướng giảm giá kim loại quý đang chiếm ưu thế và đang bị bán quá mức về mặt kỹ thuật.
Tổng thống Biden cuối tuần qua đã ký ban hành luật một biện pháp tạm thời để cấp vốn cho chính phủ liên bang trong 47 ngày nữa, cho đến ngày 17/11. Hầu hết thị trường đều cho rằng chính phủ sẽ đóng cửa cuối tuần qua. Tuy nhiên, Thượng viện, sau sự thúc đẩy mạnh mẽ từ Đảng Dân chủ Hạ viện, đã phê chuẩn biện pháp này trong một cuộc bỏ phiếu chênh lệch.
Quyết định vào giờ thứ 11 này đảm bảo việc tiếp tục thực hiện các dịch vụ khác nhau của chính phủ và trả lương cho nhân viên liên bang, ít nhất là tạm thời. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn cần hoàn thiện kế hoạch phân bổ ngân sách lâu dài để giải quyết nhu cầu tài chính của quốc gia.
Những nội dung trên đều ảnh hưởng không tốt cho giá kim loại quý, nhưng Yung-Yu Ma, giám đốc đầu tư tại BMO Wealth Management nói với Bloomberg rằng, ông kỳ vọng sự lạc quan này của thị trường sẽ chỉ là một hiện tượng ngắn hạn.
“Các thị trường tài chính đang chuẩn bị cho việc đóng cửa, vì vậy có một phần nhẹ nhõm, nhưng hiện tại nó chỉ là sự xua tan tạm thời một trong những đám mây đang bao trùm thị trường. Lãi suất và thái độ diều hâu của Fed vẫn là tên của trò chơi và là động lực chính của thị trường trong vài tuần tới”, ông nói.
Peter Schiff tin rằng những ngày giảm giá của vàng cũng đã được đánh số, vì bức tranh vĩ mô sẽ sớm gây áp lực lên thị trường chứng khoán và thúc đẩy kim loại quý.
Với mức giá khoảng 1.816,7 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 54,45 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 14,52 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 107,03 điểm.
Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 3/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.059 đồng/USD, giảm 30 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.856 – 25.262 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.400 đồng/USD ở chiều mua vào và 25.243 đồng/USD ở chiều bán ra.
Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 24.200 – 24.580 đồng/USD.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 24.500 đồng/USD và bán ra là 24.550 đồng/USD.