Giá vàng hôm nay ngày 8/12: Vàng tăng tốc, áp sát mốc 1.800 USD/ounce
Trong khi vàng trong nước chỉ nhúc nhắc hồi phục, vàng thế giới đã bật tăng mạnh và áp sát mốc 1.800 USD/ounce, được thúc đẩy bởi sự sụt giảm của chỉ số đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi giảm 250.000 đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 8/12 đảo chiều tăng 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 66,2 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 66,2 – 67,0 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện đứng ở mức 52,96 – 53,81 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,3 USD lên mức 1.786,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng quay đầu điều chỉnh nhẹ xuống mức 1.783,7 USD/ounce.
Giá vàng tương lai giao tháng 12/2022 trên sàn Comex New York tăng 15,6 USD lên mức 1.798 USD/ounce.
Vàng bật tăng trong phiên giao dịch giữa trưa thứ Tư của Hoa Kỳ, được thúc đẩy bởi sự sụt giảm của chỉ số đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Các biểu đồ kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn đối với kim loại quý này vẫn tăng, điều này cũng đang mời gọi các nhà giao dịch dựa trên biểu đồ tham gia vào các vị thế mua của các thị trường này.
Những người tham gia thị trường đẩy giá vàng lên cao hơn khi những lo ngại tiếp tục tập trung vào cuộc họp FOMC cuối cùng trong năm của Cục Dự trữ Liên bang diễn ra vào tuần tới và báo cáo lạm phát tiếp theo, cùng chỉ số CPI.
Báo cáo này sẽ được công bố trong ngày đầu tiên của cuộc họp FOMC kéo dài trong 2 ngày. Điều này sẽ cho phép Cục Dự trữ Liên bang xem liệu mức giảm nhẹ của lạm phát được báo cáo vào tháng 11/2022 có phải là sự tiếp tục giảm của chỉ số CPI hay không sau khi đạt mức cao nhất trong năm vào tháng 6, khi CPI đạt mức 9,1%. Từ tháng 7 đến tháng 10, CPI đã có những đợt giảm liên tiếp, lần lượt là 8,5% vào tháng 7, 8,3% vào tháng 8, 8,2% vào tháng 9 và 7,7% vào tháng 10.
Các thương nhân và nhà đầu tư phần lớn đã định giá khả năng cao Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ. Điều này sẽ đưa tỷ lệ mục tiêu hiện tại là 375-400 điểm cơ bản lên 425-450 điểm cơ bản vào cuối năm.
Theo công cụ FedWatch của CME, xác suất tăng lãi suất 50 điểm cơ bản là 74,7% và xác suất tăng lãi suất 75 điểm cơ bản là 25,3%. Khả năng tăng lãi suất lần thứ năm liên tiếp lên 75 điểm cơ bản mặc dù còn xa vời, nhưng vẫn khiến những người tham gia thị trường lo lắng về cuộc họp sắp tới.
Mặc khác, sau các cuộc biểu tình công khai gần đây, Trung Quốc đã công bố các sửa đổi sâu rộng đối với các biện pháp nghiêm ngặt đối với Covid nhưng cuối cùng đã thất bại. Những người đầu cơ giá lên trên thị trường kim loại đang hy vọng các biện pháp Covid ít hạn chế hơn trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ kích thích tăng trưởng kinh doanh, bao gồm nhu cầu thương mại và tiêu dùng tốt hơn đối với kim loại từ quốc gia này.
Với mức giá khoảng 1.783,7 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 52,21 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 14,81 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 105,2 điểm.
Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 8/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.659 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.476 – 24.842 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 24.840 đồng/USD ở chiều bán ra.
Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 23.650 – 24.200 đồng/USD.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 24.330 đồng/USD và bán ra là 24.430 đồng/USD.