Giá vàng ngày 15/3/2022: Vàng tiếp tục lao dốc
Giá vàng thế giới ngày 15/3, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.953 USD/ounce - giảm 26 USD/ounce.
Giá vàng thế giới ngày 15/3, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.953 USD/ounce - giảm 26 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Giá vàng tiếp tục lao dốc giữa những hy vọng thận trọng về tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Những tín hiệu tích cực trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga đã khiến thị trường chứng khoán tăng điểm và làm sụt giảm thị trường kim loại.
Ukraine cho biết họ đã bắt đầu các cuộc đàm phán "cứng rắn" về lệnh ngừng bắn, rút quân ngay lập tức và đảm bảo an ninh với Nga sau khi cả hai bên báo cáo những tiến triển hiếm có vào cuối tuần.
Nhà phân tích Carsten Menke của Julius Baer nói: “Mặc dù tâm trạng rủi ro trên khắp các thị trường lớn, "Tôi sẽ không gọi đây (ý nói tới sự tăng giá quá mức của vàng) là đỉnh điểm của kim loại quý, bởi vì tình hình hiện nay (cuộc khủng hoảng Ukraine) vẫn chưa chắc chắn”.
Chuyên gia Menke cũng cho rằng, các nhà giao dịch đầu cơ vàng trong ngắn hạn do chiến sự giờ có thể chốt lời.
Đồng thời gây sức ép với vàng thỏi vốn không sinh lợi, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ thông báo tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào cuối tuần này.
Giá vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không sinh lời. Lãi suất cao hơn, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, cũng làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất gần một tháng do Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm.
Michael Langford, Giám đốc công ty cố vấn AirGuide (Mỹ), dự báo nếu loại trừ mọi biến cố khó lường trong căng thẳng Nga-Ukraine, giá vàng sẽ ổn định ở mức 1.900 USD/ounce trong những tuần tới.
Đà giảm gần đây của vàng chủ yếu xuất phát từ việc nhà đầu tư gia tăng hy vọng về một lệnh ngừng bắn giữa Ukraine-Nga. Đồng thời, góc nhìn giữa Mỹ và Trung Quốc về chiến sự đồng điệu cũng khiến cho tâm lý né tránh rủi ro giảm bớt.
Ở chiều ngược lại, giới đầu tư trên khắp thế giới vẫn đang tìm đến vàng ngày một nhiều hơn trong bối cảnh Nga tấn công vào Ukraine đã đẩy giá cả của hàng loạt loại hàng hóa, từ dầu cho đến khí đốt hay bột mì lên cao kỷ lục. Lạm phát gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Lạm phát tại Mỹ tăng vọt lên mức 7,9% trong tháng 2 vừa qua, mức cao nhất trong 40 năm qua.
Vàng vẫn là một kênh đầu tư an toàn khi chiến tranh và khủng hoảng xảy ra.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng tiếp tục gia tăng. Trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến nhu cầu vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ.
Đại diện Forbes & Manhattan dự báo, chu kỳ giá vàng tăng sẽ tiếp tục kéo dài và vàng có thể lên mức 4.000 USD/ounce trong vòng 4-5 năm tới, tương đương khoảng 110 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường trong nước, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 67,000 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,800 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 67,020 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,780 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 67,300 triệu đồng/lượng (mua vào) và 69,020 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 67,000 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,800 triệu đồng/lượng (bán ra).