Giá vàng trong nước chững lại, giao dịch phổ biến gần 92 triệu đồng mỗi lượng
Sau khi vượt qua mốc 92 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước giảm nhẹ khi chốt phiên chiều qua. Hôm nay (22/2), thị trường trong nước giao dịch vàng miếng SJC phổ biến ở mức 89,4-91,7 triệu đồng/lượng.
Vàng trong nước neo cao
Tăng giá liên tiếp từ phiên đầu tuần, phải cho đến chiều qua (21/2) giá vàng trong nước mới hạ nhiệt, giảm nhẹ 300 nghìn đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn neo cao khi bán ra gần 92 triệu đồng/lượng và xu hướng trở lại đà tăng theo xu hướng thế giới.

Thị trường hôm nay (22/2) giao dịch vàng miếng SJC phổ biến ở mức 89,4-91,7 triệu đồng/lượng.
Hôm nay, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng mua vào/bán ra ở mức 89,4-91,7 triệu đồng/lượng, giảm 600 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với giờ mở cửa sáng qua. So với những ngày cao điểm, biên độ giữa 2 chiều mua vào/bán ra giảm xuống còn 2,3 triệu đồng/lượng.
Cùng với vàng miếng, giá vàng nhẫn SJC 999,9 cũng giảm nhiệt so với sáng qua khi giao dịch với giá 89,3-91,4 triệu đồng/lượng, giảm 300 nghìn đồng mỗi lượng so với sáng thứ năm. Chênh giá giữa vàng miếng và vàng nhẫn SJC hôm nay vẫn ở mức 300 nghìn đồng/lượng. Vàng nhẫn SJC loại 0,5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ tại thị trường TP.HCM giao dịch ở mức 89,4-91,73 triệu đồng/lượng.
Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu hôm nay giao dịch vàng miếng SJC ở mức 89,6-91,7 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng chiều mua vào so với phiên chiều qua. Trang sức bằng Vàng Rồng Thăng Long loại 999,9 giá 89,7-91,7 triệu đồng/lượng, tăng 300 nghìn đồng/lượng mua vào. Trang sức bằng Vàng Rồng Thăng Long loại 99,9 giá 89,6-91,6 triệu đồng/lượng. Vàng miếng Vàng Rồng Thăng Long giao dịch ở mức 90,5-91,8 triệu đồng/lượng, tăng 450 nghìn đồng/lượng mua vào. Nhẫn tròn trơn và quà mừng bản vị Bảo Tín Minh Châu cùng giao dịch ở mức giá 90,5-91,8 triệu đồng/lượng.
Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay niêm yết giao dịch vàng miếng SJC ở mức 89,4-91,7 triệu đồng/lượng, giảm 300 nghìn đồng/lượng cả hai chiều so với sáng hôm qua. Giá vàng nữ trang nhẫn trơn PNJ loại 999,9 giao dịch ở mức 90,1-91,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng nữ trang PNJ 999,9 giá 89-91,5 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng miếng SJC Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ đồng loạt giao dịch ở mức 89,4-91,7 triệu đồng/lượng, giảm 300 nghìn đồng lượng hai chiều so với phiên sáng qua. Vàng miếng SJC tại Phú Quý niêm yết ở mức 89,6-91,7 triệu đồng/lượng, tăng 100 nghìn động/lượng mua vào so với chốt phiên chiều qua. Nhẫn tròn Phú Quý 999.9 ở mức 90,1-91,8 triệu đồng/lượng.
Vàng thế giới hạ nhiệt do chốt lời nhưng vẫn tăng tuần thứ 8 liên tiếp
Giá vàng giảm thế giới hạ nhiệt vào chiều qua, khi các nhà đầu tư chốt lời từ mức cao kỷ lục của phiên trước. Tuy nhiên, kim loại quý này thiết lập mức tăng hàng tuần thứ tám liên tiếp, được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Giá vàng giảm thế giới hạ nhiệt do hoạt động chốt lời, nhưng vẫn tăng tuần thứ 8 liên tiếp.
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 2.939,63 USD/ounce tính đến 2h24 sáng theo giờ miền Đông nước Mỹ (1924 giờ GMT). Vàng thỏi đã tăng khoảng 1,9% trong tuần này sau khi tăng lên mức kỷ lục 2.954,69 USD vào thứ năm. Giá vàng tương lai của Hoa Kỳ giảm 0,1% xuống 2.953,20 USD.
"Đây chỉ là một động thái thông thường của việc đạt mức cao kỷ lục mới và chốt lời... nhưng các yếu tố cơ bản của vàng vẫn vững chắc", Giám đốc điều hành của Allegiance Gold, Alex Ebkarian nhận định.
Giá vàng đã phá vỡ hai mức cao kỷ lục trong tuần này để giao dịch trên 2.950 USD/ounce, do những bất ổn xung quanh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị đã nhấn mạnh sự thèm muốn của nhà đầu tư đối với vàng thỏi, vốn đã tăng 11,5% từ đầu năm 2025 đến nay.
"Nhu cầu vàng hiện đang được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư phương Tây và ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư ETF dường như đang nhảy vào cuộc", các nhà phân tích của Commerzbank cho biết.
Đợt áp thuế mới của ông Trump đã được công bố hồi đầu tuần, bao gồm thuế đối với gỗ xẻ và các sản phẩm từ rừng, ngoài các kế hoạch đã công bố trước đó về việc áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, chất bán dẫn và dược phẩm. Điều này diễn ra sau khi áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và mức thuế 25% đối với thép và nhôm.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi quỹ đạo lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để tìm manh mối, vì các chính sách của ông Trump được coi là lạm phát. Lạm phát cao hơn có thể buộc Fed phải duy trì lãi suất cao, do đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.