Giá vàng trong tuần (5/8-11/8): Kết thúc tuần giảm giá
Giá vàng thế giới trong tuần (5/8-11/8) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá vàng giảm ở đầu phiên sau đó tăng trở lại. Thời điểm cuối tuần, giá vàng liên tục leo dốc nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm giá.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/8, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2431,14 USD/ounce.
Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 70,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 5,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 9/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2437 USD/ounce, tăng 6,7 USD trong phiên.
Giá vàng thế giới trong tuần (5/8-11/8) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá vàng giảm ở đầu phiên sau đó tăng trở lại. Thời điểm cuối tuần, giá vàng liên tục leo dốc nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm giá.
Đầu tuần (5/8-6/8) giá vàng giảm khi các nhà đầu tư tiếp tục bán vàng để bù đắp cho khoản lỗ trên thị trường chứng khoán. Các thị trường cũng đang tiếp tục cảm nhận tác động tiêu cực của việc hủy bỏ "giao dịch chênh lệch tỷ giá yên" cũng như lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ và toàn cầu làm giảm nhu cầu về kim loại quý.
Mức thấp nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 2410,6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 9/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2420,9 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán lao dốc từ châu Á đến Bắc Mỹ khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro hơn trong khi đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần cắt giảm lãi suất nhanh chóng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group cho rằng: "Thị trường chứng khoán đang giảm khi báo cáo việc làm của Mỹ (vào thứ sáu) cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra ít việc làm hơn dự kiến vào tháng trước, trong khi các nhà máy trên khắp Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu đang phải vật lộn với nhu cầu yếu".
Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) tuần trước đã tăng lãi suất chính một lần nữa và cũng cho biết sẽ giảm một nửa lượng trái phiếu Chính phủ đang mua vào. Tin tức thắt chặt chính sách tiền tệ này đã đẩy đồng yên Nhật tăng giá so với đồng đô la Mỹ. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn ở Nhật Bản, kết hợp với khả năng cắt giảm lãi suất của Mỹ sắp diễn ra, đã làm thay đổi dòng đầu tư toàn cầu, bao gồm cả việc giao dịch chênh lệch lãi suất đồng yên đang được gỡ bỏ.
Một số tổ chức lớn như ngân hàng đầu tư hoặc quỹ đầu cơ đã "bị lạc hướng" bởi những diễn biến có phần bất ngờ trong vài tháng qua khi BOJ chuyển hướng khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dãi của mình, cũng như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dần cam kết muốn hạ lãi suất của Mỹ khi lạm phát đã hạ nhiệt.
Theo Karl Schamotta của Corpay, giao dịch chênh lệch lãi suất “sẽ mất đà trong những ngày tới khi tình trạng bán khống đang diễn ra và các khoản rủi ro nguy hiểm nhất được bảo hiểm”. Ông nói thêm rằng giao dịch chênh lệch lãi suất đã trở nên quá lớn, với hàng triệu nhà giao dịch bán lẻ, hàng nghìn doanh nghiệp và hàng trăm tổ chức lớn đang thực hiện các giao dịch “trong một thị trường ngoại hối phi tập trung vô cùng mờ ám”.
Giữa tuần (7/8-8/8) giá vàng giảm ở đầu phiên sau đó tăng trở lại.
Ngày 7/8, vàng giảm khi đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Mức thấp nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 2385,65 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 9/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2392,5 USD/ounce.
Chỉ số US Dollar Index tăng 0,29% trong ngày khiến vàng thỏi được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên khó mua hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Nền kinh tế Mỹ và khu vực châu Âu công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực đã khiến giới đầu tư tiếp tục bán tháo vàng phiên thứ 2 liên tiếp.
Cụ thể, viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) cho biết, chỉ số đơn đặt hàng mới lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh từ 47,3 điểm tháng trước lên 52,4 điểm trong tháng 7, cao hơn nhiều mức dự báo 49,8 điểm. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực phi sản xuất tăng từ 56,3 điểm tháng trước lên 57 điểm trong tháng 7, cao hơn mức dự báo 56 điểm. Chỉ số việc làm lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh từ 46,1 điểm tháng trước lên 51,1 điểm trong tháng 7, cao hơn nhiều mức dự báo 46,4 điểm.
Tại khu vực châu Âu, chỉ số PMI hỗn hợp tháng 7 theo S&P Global ở mức 50,2 điểm, cao hơn mức dự báo là 52 điểm và thấp hơn mức của tháng trước 53,1 điểm.Chỉ số PMI dịch tháng 7 theo S&P Global ở mức 51,9 điểm, tương đương mức dự báo và thấp hơn mức của tháng trước 52,8 điểm.
Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số PMI vẫn ở trên mức 50 điểm, cho biết các lĩnh vực được đánh giá đều đang mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Chuyên gia phân tích thị trường Fawad Razaqzada Forex.com cho biết, các nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất, điều này sẽ hạn chế khả năng giảm giá của vàng.
Sang đến ngày 8/8, giá vàng tăng trở lại do nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn tăng trước căng thẳng chiến sự ở Trung Đông tiếp tục lan rộng.
Mức cao nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 2388,9 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 9/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2395,5 USD/ounce.
Trung Đông đã khiến thị trường lo ngại sau vụ ám sát các thành viên cấp cao của nhóm chiến binh Hamas và Hezbollah vào tuần trước làm dấy lên khả năng Iran sẽ có động thái trả đũa Israel.
Lực lượng Houthi đã nhắm mục tiêu vào một tàu container ở Biển Đỏ và 2 tàu khu trục của Mỹ ở Vịnh Aden. Các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ đã buộc các tàu chở dầu phải đi theo những tuyến đường dài hơn.
Căng thẳng tại chiến sự Trung Đông đang giúp vàng tỏa sáng như một tài sản trú ẩn an toàn. Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế Toàn cầu UOB Heng Koon How cho rằng giá vàng sẽ tăng lên 2.500 USD/ounce vào cuối năm 2024 và 2.700 USD/ounce vào giữa năm 2025.
Tuy nhiên, Đà tăng của vàng đã bị hạn chế khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục không mua thêm vàng dự trữ trong tháng 7. Theo chuyên gia phân tích cấp cao Krishan Gopaul của Hội đồng Vàng Thế giới, lượng vàng nắm giữ của Trung Quốc vẫn ở mức 2.264 tấn và chiếm khoảng 5% tổng dự trữ toàn cầu.
Trong khi lượng vàng dự trữ của Trung Quốc không đổi so với cuối tháng 5 và tháng 6, giá trị dự trữ vàng của nước này đã tăng lên 176,64 tỷ USD vào cuối tháng 7 từ mức 169,7 tỷ USD.
Thời điểm cuối tuần (9/8-11/8) giá vàng bất ngờ tăng mạnh khi dữ liệu kinh tế tích cực và tín hiệu từ các nhà hoạch định chính sách của Fed rằng họ có thể cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 9.
Mức cao nhất ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 2431,14 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 9/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2437 USD/ounce.
Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết họ đang cảm thấy tự tin hơn khi lạm phát đang hạ nhiệt đủ để cắt giảm lãi suất. Sự sụt giảm lớn hơn dự kiến trong dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng giúp củng cố sự phục hồi của thị trường.
Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tại Mỹ đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tuần trước, cho thấy nỗi lo ngại về thị trường lao động đang suy yếu đã bị thổi phồng quá mức và sự suy yếu dần dần của thị trường lao động vẫn còn nguyên vẹn.
Trong khi đó, chỉ số đô la đã giảm 0,136% xuống còn 103,14 sau ba ngày tăng. Đồng bạc xanh yếu hơn giúp thúc đẩy đà tăng của vàng.
Chiến lược gia hàng hóa Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết ông vẫn duy trì quan điểm tích cực về vàng như một công cụ phòng ngừa đa dạng hóa trước tình hình bất ổn. Nếu Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất, sớm nhất là vào tháng tới, các nhà đầu tư có thể quay trở lại mua vàng.
Chuyên gia phân tích thị trường Zain Vawda của MarketPulse của OANDA cho rằng, triển vọng trung hạn của vàng vẫn tích cực và các đợt giảm giá sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 của Trung Quốc đã tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất của nước này đã giảm 0,8% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu 22 tháng liên tiếp giảm.
Ở một diễn biến khác, các lực lượng Israel đã tăng cường các cuộc không kích trên khắp Dải Gaza vào thứ Năm (8/8), khiến ít nhất 40 người thiệt mạng. Vụ ám sát các thành viên cấp cao của nhóm chiến binh Hamas và Hezbollah vào tuần trước đã làm dấy lên khả năng Iran sẽ tấn công trả đũa Israel.
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Ai Cập và Qatar hôm thứ Năm (8/8) đã kêu gọi Israel và Hamas gặp nhau để đàm phán vào ngày 15/8 nhằm hoàn tất lệnh ngừng bắn ở Gaza và thỏa thuận thả con tin.
Xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn khi Moscow di chuyển thêm xe tăng, pháo và hệ thống tên lửa đến khu vực Kursk phía nam vào thứ Sáu (9/8).
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/8, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 76,5-78,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 10/8.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 76,5-78,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 10/8.
Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 76,5-78,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 10/8.