Giá xăng dầu tăng cao, hàng nghìn tàu cá Thanh Hóa 'mắc cạn'

Xăng dầu tăng giá, dịch bệnh phức tạp cùng với giá hải sản giảm, tiêu thụ khó khăn đã khiến cho hàng nghìn ngư dân Thanh Hóa 'treo thuyền', không dám vươn khơi bám biển vì sợ lỗ.

Sau 4 lần tăng giá liên tục, ngày 21/2 vừa qua, giá xăng, dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, xăng E5 RON92 lên mức 25.532 đồng/lít; RON95 lên 26.287 đồng/lít; dầu diesel tăng lên 20.800 đồng/lít. Giá xăng, dầu tăng 'phi mã' cộng với ảnh hưởng dịch bệnh đã tác động trực tiếp đến việc vươn khơi, bám biển của hàng chục nghìn ngư dân tỉnh Thanh Hóa.

Sau 4 lần tăng giá liên tục, ngày 21/2 vừa qua, giá xăng, dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, xăng E5 RON92 lên mức 25.532 đồng/lít; RON95 lên 26.287 đồng/lít; dầu diesel tăng lên 20.800 đồng/lít. Giá xăng, dầu tăng 'phi mã' cộng với ảnh hưởng dịch bệnh đã tác động trực tiếp đến việc vươn khơi, bám biển của hàng chục nghìn ngư dân tỉnh Thanh Hóa.

Ghi nhận tại TP Sầm Sơn, đơn vị có số tàu thuyền lớn nhất trong tỉnh với 1.770 phương tiện các loại và 5.497 lao động đang sống dựa vào nghề đánh bắt. Hiện tại, dọc từ cảng cá Lạch Hới (thuộc phường Quảng Tiến) ra tới cửa biển, có hơn 1.000 phương tiện đang neo đậu tại các âu thuyền, chưa dám ra khơi vì giá nhiên liệu vừa tăng vọt.

Ghi nhận tại TP Sầm Sơn, đơn vị có số tàu thuyền lớn nhất trong tỉnh với 1.770 phương tiện các loại và 5.497 lao động đang sống dựa vào nghề đánh bắt. Hiện tại, dọc từ cảng cá Lạch Hới (thuộc phường Quảng Tiến) ra tới cửa biển, có hơn 1.000 phương tiện đang neo đậu tại các âu thuyền, chưa dám ra khơi vì giá nhiên liệu vừa tăng vọt.

Bên chiếc tàu cá TH-90217 TS, anh Nguyễn Văn Dự (42 tuổi, trú phường Quảng Tiến) thở dài: "Gần 1 tháng qua, tôi không dám cho tàu vươn khơi vì giá xăng, dầu liên tục tăng. Mỗi lần đi đánh bắt xa bờ khoảng 6 - 7 ngày, tàu này sẽ tiêu thụ khoảng 3.000 - 3.500 lít dầu diesel. Trước Tết, giá dầu chỉ khoảng hơn 19.000đ/lít, nhưng trong 2 đợt điều chỉnh vừa qua, đã tăng lên 20.800đ/lít. Vị chi, mỗi chuyến đi, chi phí cho xăng dầu từ 66 triệu đã tăng lên tới 75 triệu đồng. Cộng thêm lương trả lương cho 7 nhân công mỗi tháng 9 triệu/người và các chi phí khác, nếu mỗi chuyến đi, không thu về trên 120 triệu thì chắc chắn sẽ lỗ nặng. Giờ xác định đi thì lỗ, mà không đi thì khoảng nợ hơn 500 triệu đồng vay mượn để đóng tàu vẫn chưa trả xong, gánh lãi ngân hàng cũng chết rồi".

Bên chiếc tàu cá TH-90217 TS, anh Nguyễn Văn Dự (42 tuổi, trú phường Quảng Tiến) thở dài: "Gần 1 tháng qua, tôi không dám cho tàu vươn khơi vì giá xăng, dầu liên tục tăng. Mỗi lần đi đánh bắt xa bờ khoảng 6 - 7 ngày, tàu này sẽ tiêu thụ khoảng 3.000 - 3.500 lít dầu diesel. Trước Tết, giá dầu chỉ khoảng hơn 19.000đ/lít, nhưng trong 2 đợt điều chỉnh vừa qua, đã tăng lên 20.800đ/lít. Vị chi, mỗi chuyến đi, chi phí cho xăng dầu từ 66 triệu đã tăng lên tới 75 triệu đồng. Cộng thêm lương trả lương cho 7 nhân công mỗi tháng 9 triệu/người và các chi phí khác, nếu mỗi chuyến đi, không thu về trên 120 triệu thì chắc chắn sẽ lỗ nặng. Giờ xác định đi thì lỗ, mà không đi thì khoảng nợ hơn 500 triệu đồng vay mượn để đóng tàu vẫn chưa trả xong, gánh lãi ngân hàng cũng chết rồi".

Không khổ sở như các tàu cỡ lớn, tuy nhiên, các tàu loại vừa và cỡ nhỏ cũng chịu ảnh hưởng một phần từ việc tăng giá nhiên liệu.

Không khổ sở như các tàu cỡ lớn, tuy nhiên, các tàu loại vừa và cỡ nhỏ cũng chịu ảnh hưởng một phần từ việc tăng giá nhiên liệu.

Ông Ngô Văn Khấn, 60 tuổi, trú phường Tân Lộc (TP Sầm Sơn), chủ tàu TH 3579 TS chia sẻ: Mỗi tháng, tàu của ông tiêu thụ khoảng 550 lít dầu, chủ yếu thực hiện các chuyến đánh bắt gần bờ trong khoảng 2 - 3 ngày. "Giá dầu tăng làm 'độn' chi phí mỗi chuyến tăng thêm. Hiện tại là đầu Xuân, tôm cá, hải sản bắt được rất ít. Hơn nữa, giá hải sản lại rẻ, cộng với việc trả công cho 2 người đi cùng nên chi phí cũng không dư ra được mấy. Ước tính, cứ mỗi chuyến đi, tôi chỉ kiếm về được khoảng 500.000đ. Do vậy, mỗi tháng chỉ thực hiện khoảng 5 - 7 chuyến để đánh bắt lấy cái để ăn, vừa kiếm thêm chút đỉnh tiêu dùng", ông Khấn giãi bày.

Ông Ngô Văn Khấn, 60 tuổi, trú phường Tân Lộc (TP Sầm Sơn), chủ tàu TH 3579 TS chia sẻ: Mỗi tháng, tàu của ông tiêu thụ khoảng 550 lít dầu, chủ yếu thực hiện các chuyến đánh bắt gần bờ trong khoảng 2 - 3 ngày. "Giá dầu tăng làm 'độn' chi phí mỗi chuyến tăng thêm. Hiện tại là đầu Xuân, tôm cá, hải sản bắt được rất ít. Hơn nữa, giá hải sản lại rẻ, cộng với việc trả công cho 2 người đi cùng nên chi phí cũng không dư ra được mấy. Ước tính, cứ mỗi chuyến đi, tôi chỉ kiếm về được khoảng 500.000đ. Do vậy, mỗi tháng chỉ thực hiện khoảng 5 - 7 chuyến để đánh bắt lấy cái để ăn, vừa kiếm thêm chút đỉnh tiêu dùng", ông Khấn giãi bày.

Trong ngày 24/2, theo ghi nhận của Đại Đoàn Kết Online, chỉ có khoảng trên dưới 10 tàu thuyền cỡ nhỏ đánh bắt gần bờ rồi nhanh chóng trở về. Các chủ thuyền cho biết, do thời tiết lạnh, không đánh bắt được nhiều hải sản cộng với gió lộng, nên cũng hạn chế cho tàu ra khơi.

Trong ngày 24/2, theo ghi nhận của Đại Đoàn Kết Online, chỉ có khoảng trên dưới 10 tàu thuyền cỡ nhỏ đánh bắt gần bờ rồi nhanh chóng trở về. Các chủ thuyền cho biết, do thời tiết lạnh, không đánh bắt được nhiều hải sản cộng với gió lộng, nên cũng hạn chế cho tàu ra khơi.

Việc xăng dầu tăng giá, dịch bệnh phức tạp cùng với giá hải sản giảm, tiêu thụ khó khăn hơn trước đang khiến cho hàng nghìn ngư dân Thanh Hóa trong tình cảnh "sống dở chết dở".

Việc xăng dầu tăng giá, dịch bệnh phức tạp cùng với giá hải sản giảm, tiêu thụ khó khăn hơn trước đang khiến cho hàng nghìn ngư dân Thanh Hóa trong tình cảnh "sống dở chết dở".

Khi hàng nghìn tàu thuyền "mắc cạn", một số tàu khác vẫn mạnh dạn vươn khơi vì cho rằng ít tàu khai thác, nguồn hải sản sẽ thu về nhiều hơn. Ông Phạm Văn Du (60 tuổi, trú phường Quảng Tiến), chủ tàu TH 91788 TS cho biết: "Hôm 23/2, tôi cho 7 anh em rửa qua tàu thuyền và chuẩn bị một số thứ như đá lạnh, đổ thêm dầu, xăng để chuẩn bị ngày mai vươn khơi. Chi phí cho chuyến đi này dự tính vào khoảng 80 triệu, hy vọng, sau 1 tuần đánh bắt, tàu sẽ thu về trên 100 triệu đồng để có tiền trả lương cho anh em và trả lãi ngân hàng".

Khi hàng nghìn tàu thuyền "mắc cạn", một số tàu khác vẫn mạnh dạn vươn khơi vì cho rằng ít tàu khai thác, nguồn hải sản sẽ thu về nhiều hơn. Ông Phạm Văn Du (60 tuổi, trú phường Quảng Tiến), chủ tàu TH 91788 TS cho biết: "Hôm 23/2, tôi cho 7 anh em rửa qua tàu thuyền và chuẩn bị một số thứ như đá lạnh, đổ thêm dầu, xăng để chuẩn bị ngày mai vươn khơi. Chi phí cho chuyến đi này dự tính vào khoảng 80 triệu, hy vọng, sau 1 tuần đánh bắt, tàu sẽ thu về trên 100 triệu đồng để có tiền trả lương cho anh em và trả lãi ngân hàng".

Các xe bồn chở xăng, dầu bơm căng bình chứa cho các tàu thuyền trước mỗi chuyến vươn khơi.

Các xe bồn chở xăng, dầu bơm căng bình chứa cho các tàu thuyền trước mỗi chuyến vươn khơi.

Nguyện vọng của các ngư dân lúc này là được hỗ trợ giá dầu. Với những tàu cá vay tiền ngân hàng, họ đề nghị được khoanh nợ, giảm lãi suất để giảm bớt khó khăn, tiếp tục bám biển ra khơi. Nhìn cảng cá lớn nhất Thanh Hóa trong tình trạng im lìm cả ngày, ai nấy đều thật không khỏi xót xa.

Nguyện vọng của các ngư dân lúc này là được hỗ trợ giá dầu. Với những tàu cá vay tiền ngân hàng, họ đề nghị được khoanh nợ, giảm lãi suất để giảm bớt khó khăn, tiếp tục bám biển ra khơi. Nhìn cảng cá lớn nhất Thanh Hóa trong tình trạng im lìm cả ngày, ai nấy đều thật không khỏi xót xa.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/anh-gia-xang-dau-tang-cao-hang-nghin-tau-ca-thanh-hoa-mac-can-5680369.html