Giải mã bất ngờ về thân phận vợ lẽ thời cổ đại

Cuộc sống những thê thiếp ở thế giới cổ đại thường gặp khá nhiều chắc chở, bị ganh ghét, đố kỵ, đối xử tàn nhẫn...

Trong nhiều nền văn minh, cuộc sống những thê thiếp ở thế giới cổ đại phụ thuộc phần lớn vào người đàn ông. Những vị vua chúa, quan lại, giới quý tộc không chỉ có vợ mà còn có rất nhiều thê thiếp để chứng tỏ quyền uy và sức mạnh của mình. Số lượng thê thiếp của mỗi người đàn ông có địa vị trong xã hội cổ xưa nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục của họ cũng như muốn có "con đàn cháu đống".

Một trong những người đàn ông quyền lực thế giới cổ đại là Vua Solomon - vị vua nổi tiếng của người Do Thái. Vua Solomon (1011 - 931 TCN) cũng được biết đến đến là vị vua giàu nhất lịch sử nhân loại và là người được thiên chúa ban cho sự khôn ngoan đặc biệt. Ông là vị vua thứ 3 của Israel. Không chỉ giàu có, quyền lực, ông hoàng này còn có hậu cung hùng hầu gồm 700 người vợ và 300 thê thiếp. Vào thời đó, thê thiếp là điều không thể chấp nhận ở Israel. Tuy nhiên, một số tàu liệu cho hay Vua Solomon được Đức Chúa trời cho phép có nhiều vợ.

Đối với người Hy Lạp cổ đại, những tài liệu ghi chép về thê thiếp của một người đàn ông cũng được ghi lại, đặc biệt là ở Athena. Theo đó, luật pháp ở Athena cho phép một người đàn ông có thể giết chết người tình của thê thiếp nếu như phát hiện giữa họ có quan hệ bất chính.

Tại xã hội La Mã cổ đại, thê thiếp của nam giới thường là những người phụ nữ thuộc tầng lớp thấp kém hơn họ. Một số quý tộc La Mã thậm chí là vua chúa còn lấy gái lầu xanh làm thê thiếp.

Không chỉ phụ nữ được chọn làm thê thiếp, nô lệ nam cũng có thể trở thành người hầu hạ chủ nhân nếu như người chủ "vừa mắt". Người La Mã khá cởi mở về quan hệ đồng giới.

Số phận thê thiếp thời cổ đại phụ thuộc vào người đàn ông.

Số phận thê thiếp thời cổ đại phụ thuộc vào người đàn ông.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, thê thiếp của các hoàng đế khá phức tạp và mỗi thê thiếp có địa vị khác nhau tùy vào sự sủng ái của bậc cửu ngũ chí tôn. Hậu cung của hoàng đế Trung Quốc thường có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Mỗi người đều cố gắng gây được chú ý và yêu thương của hoàng đế. Đặc biệt, họ luôn tìm cách sinh được hoàng tử cho nhà vua vì quan niệm "mẹ sang nhờ con".

Không ít mỹ nữ được hoàng đế ân sủng và sinh hạ được hoàng tử được nhà vua phong thưởng làm quý phi, thậm chí trở thành hoàng hậu. Một minh chứng điển hình cho trường hợp này là Vệ Tử Phu. Vệ Tử Phu là mỹ nhân ở đời Tây Hán Võ Đế. Xuất thân nghèo hèn ở Bình Dương, từng làm ca nữ tại phủ Bình Dương công chúa nhưng về sau lọt vào mắt xanh của Hán Vũ Đế. Vệ Tử Phu được Hán Vũ Đế vô cùng sủng ái bởi nhan sắc xinh đẹp và đức hạnh, thông minh của bà. Sau đó, Vệ Tử Phu được đưa vào cung. Kể từ sau khi tiến cung, Vệ Tử Phu bị hoàng hậu Trần A Kiều ganh ghét, đố kỵ nên nhiều lần bày mưu kế hãm hại nhằm giết chết mỹ nữ này nhưng không thành. Cuối cùng, mọi chuyện bị bại lộ nên Hán Vũ Đế vô cùng giận dữ, phế Trần A Kiều và lập Vệ Tử Phu làm hoàng hậu.

Cuộc chiến tranh giành ân sủng của vua chúa giữa những người phụ nữ trong hậu cung diễn ra vô cùng ác liệt. Hậu quả là một số người bị hãm hại, đầu độc hoặc giết chết.

Tuy nhiên, có những thê thiếp, phi tần mỹ nữ ở hoàng cung cho tới lúc chết cũng không có cơ hội gặp mặt hoàng đế. Do vậy, cuộc sống của họ trở nên tù túng, u ám và không có tương lai. Nhiều người vào cung từ khi còn rất trẻ và phải chết già trong sự cô đơn, tù túng ở cung cấm.

Số phận của thê thiếp, phi tần của hoàng đế Trung Quốc càng trở nên bi đát, bất hạnh hơn khi họ bị lựa chọn bồi táng theo vua khi bậc cửu ngũ chí tôn băng hà.

Tâm Anh (theo Ancient Origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/tham-cung/giai-ma-bat-ngo-ve-than-phan-vo-le-thoi-co-dai-696316.html