Giải mã bí ẩn bào thai sinh đôi và người mẹ giàu có thời kỳ đồ đồng
Trong thời kỳ đồ đồng, một phụ nữ mang thai đôi ở Hungary đã gặp phải kết cục bi thảm, chết ngay trước hoặc trong khi sinh con, theo một nghiên cứu mới về quá trình chôn cất của người phụ nữ này.
Bộ xương người mẹ ( bên trái) và cặp song sinh,
Các nhà nghiên cứu cho biết, người phụ nữ này và cặp song sinh của bà đã được chôn cất cùng nhiều đồ xa xỉ bao gồm: một chiếc nhẫn đeo cổ bằng đồng, một chiếc vòng cài tóc bằng vàng và kim loại, ghim bằng xương... cho thấy người phụ nữ thuộc gia đình giàu có.
Một phân tích hóa học về răng và xương của người phụ nữ cho thấy rằng bà không phải là người địa phương mà đã đi từ xa tới, có thể đã kết hôn với một người đàn ông có địa vị ở đây.
"Những đồ vật cho thấy người phụ nữ có địa vị cao trong cộng đồng", trưởng nhóm nghiên cứu Claudio Cavazzuti, đang công tác tại Khoa Lịch sử và Văn hóa tại Đại học Bologna ở Ý, cho biết.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bộ hài cốt của người mẹ và hai đứa con song sinh tại một nghĩa trang từ thời đại Đồ đồng (khoảng năm 2150- 1500 trước Công nguyên), nằm phía nam thủ đô Budapest. Với 525 ngôi mộ được khai quật cho đến nay, đây là một trong những nghĩa trang lớn nhất được biết đến ở Hungary trong thời kỳ này.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích kỹ lưỡng các ngôi mộ khác, cho thấy sự khác biệt của ngôi mộ người mẹ và hai đứa con song sinh. Người phụ nữ này được cho là đã qua đời ở tuổi từ 25 - 35.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng phụ nữ ở châu Âu, đặc biệt là những người có địa vị cao, kết hôn bên ngoài cộng đồng từ cuối thời kỳ đồ đá mới hoặc thời đại đồng (khoảng 3200 năm trước Công nguyên 2300 trước Công nguyên ). Trong thời kỳ đồ đồng, các xã hội trên khắp châu Âu phần lớn là phụ hệ, có nghĩa là đàn ông ở quê hương của họ, trong khi một số phụ nữ đến từ các cộng đồng khác nhau để kết hôn với họ.