Giải mã Dãy Núi Cầu Vồng
Tựa như một hộp bút chì màu khổng lồ, công viên núi Cầu Vồng tại Trung Quốc gây hấp dẫn với những màu sắc sặc sỡ, tuyệt đẹp.

Ẩn sâu dưới vẻ đẹp siêu thực như tranh vẽ, dãy núi cầu vồng ở Trung Quốc là kết quả của hàng triệu năm va chạm địa chất và biến đổi khoáng chất.

Đúng như tên gọi, Dãy núi Cầu Vồng của Trung Quốc là những khối núi nhiều màu sắc nằm ở phía tây bắc đất nước. Phong cảnh ở khu vực này như một thế giới khác, với những dải màu rực rỡ trông giống như được phun sơn lên đá.

Dãy núi Rainbow nằm ở chân dãy núi Qilian gồ ghề và có khả năng được hình thành vào cùng thời điểm với dãy Himalaya, khoảng 50 triệu năm trước, theo Đài quan sát Trái đất của NASA .

Vùng đất từng tương đối bằng phẳng đã bị co lại và uốn cong thành địa hình gồ ghề khi mảng kiến tạo Ấn Độ va chạm với mảng Á-Âu. Điều này là do các mảng này có mật độ đá tương tự nhau, vì vậy không mảng nào có thể trượt xuống bên dưới mảng kia.

Những ngọn núi cầu vồng trong Công viên Địa chất Danxia Zhangye là một kỳ quan địa chất nổi tiếng thế giới. Màu sắc rực rỡ của chúng giống như một dải cầu vồng vắt ngang các đỉnh núi uốn lượn.

Các màu sắc đặc biệt này được hình thành qua quá trình thạch học và khoáng vật học phức tạp. Mỗi màu sắc phản ánh sự hiện diện của các khoáng chất khác nhau trong đá.

Nước ngầm chứa các khoáng chất vi lượng chảy qua các hạt sa thạch và lắng đọng ở giữa chúng. Quá trình này giúp kết dính các hạt lại với nhau và tạo ra màu sắc đa dạng.

Màu đỏ chủ đạo trên các ngọn núi là do oxit sắt hematite (Fe2O3) tạo thành lớp phủ và kết dính các hạt sa thạch. Đây là quá trình tương tự như khi kim loại bị gỉ sét khi tiếp xúc với nước và không khí.

Sự oxy hóa của sắt nguyên tố dưới tác động của nước và oxy tạo ra oxit sắt đỏ sẫm, một màu sắc đặc trưng cho các ngọn núi cầu vồng. Đây là dấu hiệu cho thấy đá đã trải qua quá trình phong hóa mạnh mẽ.

Ngoài màu đỏ, các oxit sắt và khoáng vật khác còn tạo nên nhiều màu sắc khác nhau trên sa thạch. Ví dụ, limonit và goethit tạo màu nâu hoặc vàng, magnetit tạo màu đen, trong khi chlorit và các loại đất sét silicat sắt tạo ra màu xanh lá. Những biến đổi này xảy ra trong quá trình thạch hóa.

Công viên quốc gia Danxia Zhangye nằm ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, với diện tích lên tới 200 dặm vuông. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2009, thu hút rất nhiều du khách.

Màu sắc siêu thực, tựa như cầu vồng được vẽ lên đỉnh những dãy núi uốn lượn đã mang đến sự hấp dẫn không chỉ du khách mà còn đối với những nhà địa chất học từ khắp nơi trên thế giới.
Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/giai-ma-day-nui-cau-vong-post731372.html