Giải mã ngoại hình Khang Hi, chuyên gia thốt lên: 'Lịch sử phải viết lại!'

Một nhà truyền giáo người Pháp đã mô tả vua Khang Hi có 'vóc người cao lớn', tuy nhiên những ghi chép lịch sử lại hoàn toàn khác. Giới khảo cổ phải vào cuộc...

 Vua Khang Hi tên thật Ái Tân Giác La Huyền Diệp là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và cũng là vị hoàng đế thứ hai trị vì toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. Ông là kết quả của cuộc hôn nhân chính trị vua Thuận Trị và Hiếu Khang hoàng hậu vốn là con gái của một công thần.

Vua Khang Hi tên thật Ái Tân Giác La Huyền Diệp là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và cũng là vị hoàng đế thứ hai trị vì toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. Ông là kết quả của cuộc hôn nhân chính trị vua Thuận Trị và Hiếu Khang hoàng hậu vốn là con gái của một công thần.

Vua Khang Hi sinh năm 1654 lên ngôi năm 1661 và trị vì nhà Thanh suốt 61 năm đến khi ông mất năm 1722. Vua Khang Hi chính là vị vua cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Vua Khang Hi sinh năm 1654 lên ngôi năm 1661 và trị vì nhà Thanh suốt 61 năm đến khi ông mất năm 1722. Vua Khang Hi chính là vị vua cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Suốt những năm trị vị Khang Hi luôn được đánh giá là vị vua tài ba lỗi lạc, ông là người đặt nền móng cho sự thịnh vượng của vương triều nhà Thanh kéo dài trên 130 năm.

Suốt những năm trị vị Khang Hi luôn được đánh giá là vị vua tài ba lỗi lạc, ông là người đặt nền móng cho sự thịnh vượng của vương triều nhà Thanh kéo dài trên 130 năm.

Ông là người hoàn thành sự nghiệp thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc cũng như mở rộng bờ cõi của nhà Thanh cũng như đưa ra các chính sách sát nhập người Mãn và người Hán.

Ông là người hoàn thành sự nghiệp thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc cũng như mở rộng bờ cõi của nhà Thanh cũng như đưa ra các chính sách sát nhập người Mãn và người Hán.

Theo một số ghi chép lịch sử, hoàng đế nghìn năm có một là Khang Hi chỉ cao 1m58. Tuy nhiên trong cuốn sách "Chân dung của hoàng đế Trung Hoa" do nhà truyền giáo người Pháp - Joachim Bouvet, người đã đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 26 đã mô tả rất khác về vị hoàng đế này.

Theo một số ghi chép lịch sử, hoàng đế nghìn năm có một là Khang Hi chỉ cao 1m58. Tuy nhiên trong cuốn sách "Chân dung của hoàng đế Trung Hoa" do nhà truyền giáo người Pháp - Joachim Bouvet, người đã đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 26 đã mô tả rất khác về vị hoàng đế này.

"Hoàng đế Khang Hi năm 44 tuổi và ông đã ngự trên ngai vàng được 36 năm rồi. Khang Hi có tướng mạo oai phong lẫm liệt, vóc người cao lớn, phong thái phi thường, đôi mắt sắc lạnh, chóp mũi hơi tròn. Mặc dù trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới vẻ ngoài đẹp mắt của ông ấy cả."

"Hoàng đế Khang Hi năm 44 tuổi và ông đã ngự trên ngai vàng được 36 năm rồi. Khang Hi có tướng mạo oai phong lẫm liệt, vóc người cao lớn, phong thái phi thường, đôi mắt sắc lạnh, chóp mũi hơi tròn. Mặc dù trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới vẻ ngoài đẹp mắt của ông ấy cả."

Theo những gì Joachim Bouvet miêu tả, Khang Hi rất cao. Chiều cao của Joachim Bouvet là hơn 1m70, do đó, một số nhà khảo cổ đã suy đoán rằng Khang Hi tối thiểu phải cao 1m80.

Theo những gì Joachim Bouvet miêu tả, Khang Hi rất cao. Chiều cao của Joachim Bouvet là hơn 1m70, do đó, một số nhà khảo cổ đã suy đoán rằng Khang Hi tối thiểu phải cao 1m80.

Vậy đâu mới là chiều cao thật của hoàng đế Khang Hi? Câu trả lời đã được bật mí khi các nhà khảo cổ tìm được những bộ quần áo của hoàng đế Khang Hi vẫn còn đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố Cung.

Vậy đâu mới là chiều cao thật của hoàng đế Khang Hi? Câu trả lời đã được bật mí khi các nhà khảo cổ tìm được những bộ quần áo của hoàng đế Khang Hi vẫn còn đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố Cung.

Sau khi tiến hành đo những bộ quần áo này, họ có thể tính toán sơ bộ chiều cao của Khang Hi là khoảng 1m75. Có thể thấy rằng, những ghi chép lịch sử không phải lúc nào cũng chính xác.

Sau khi tiến hành đo những bộ quần áo này, họ có thể tính toán sơ bộ chiều cao của Khang Hi là khoảng 1m75. Có thể thấy rằng, những ghi chép lịch sử không phải lúc nào cũng chính xác.

Khang Hi Đế băng hà ngày 20/12/1722 tại Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Đại Thanh. Việc con trai Ung Chính lên kế vị Khang Hi đến nay vẫn còn tranh cãi.

Khang Hi Đế băng hà ngày 20/12/1722 tại Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Đại Thanh. Việc con trai Ung Chính lên kế vị Khang Hi đến nay vẫn còn tranh cãi.

Liệu Khang Hi Đế có thực sự truyền ngôi cho Ung Chính hay không hay đã giết cha đoạt ngôi. Tuy nhiên, việc Ung Chính là một vị hoàng đế tài giỏi, đã kế tục duy trì sự cường thịnh của Đế quốc Đại Thanh.

Liệu Khang Hi Đế có thực sự truyền ngôi cho Ung Chính hay không hay đã giết cha đoạt ngôi. Tuy nhiên, việc Ung Chính là một vị hoàng đế tài giỏi, đã kế tục duy trì sự cường thịnh của Đế quốc Đại Thanh.

Trong suốt thời gian trị vì đất nước, vua Khang Hi đã có nhiều cống hiến lớn lao, như: diệt Ngao Bái, dẹp loạn tam phiên – thống nhất đất nước, trị nước an dân… đưa Trung Hoa dưới thời nhà Thanh bước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng.

Trong suốt thời gian trị vì đất nước, vua Khang Hi đã có nhiều cống hiến lớn lao, như: diệt Ngao Bái, dẹp loạn tam phiên – thống nhất đất nước, trị nước an dân… đưa Trung Hoa dưới thời nhà Thanh bước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng.

Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-ngoai-hinh-khang-hi-chuyen-gia-thot-len-lich-su-phai-viet-lai-1668265.html