Giải mã thú vị: Ai tạo ra công nghệ mưa nhân tạo chống hạn hán?

Trong những tháng qua, tình trạng hạn hán xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới như châu Âu, Trung Đông... Theo đó, một số nước 'thay trời làm mưa'. Từ đây, công chúng tò mò về người đầu tiên tạo ra công nghệ mưa nhân tạo.

Gieo mây, tạo mưa nhân tạo là công nghệ được một số nước trên thế giới ở châu Âu, châu Á, Trung Đông... áp dụng nhằm làm giảm thiệt hại do tình trạng hạn hán nghiêm trọng gây ra. Thế nhưng, không nhiều người biết đến người đầu tiên giới thiệu công nghệ mưa nhân tạo tới công chúng.

Gieo mây, tạo mưa nhân tạo là công nghệ được một số nước trên thế giới ở châu Âu, châu Á, Trung Đông... áp dụng nhằm làm giảm thiệt hại do tình trạng hạn hán nghiêm trọng gây ra. Thế nhưng, không nhiều người biết đến người đầu tiên giới thiệu công nghệ mưa nhân tạo tới công chúng.

Nhà hóa học người Mỹ Vincent Schaefer ghi tên vào lịch sử là người đầu tiên tạo ra mưa nhân tạo. Ông giới thiệu tới công chúng phát minh này vào năm 1946.

Nhà hóa học người Mỹ Vincent Schaefer ghi tên vào lịch sử là người đầu tiên tạo ra mưa nhân tạo. Ông giới thiệu tới công chúng phát minh này vào năm 1946.

Ông Schaefer đã tạo ra mưa nhân tạo bằng cách đưa một lượng nhỏ cacbon dioxide vào các đám mây. Kết quả là một trận mưa tuyết xảy ra ở Schenectady, ngoại ô New York, Mỹ.

Ông Schaefer đã tạo ra mưa nhân tạo bằng cách đưa một lượng nhỏ cacbon dioxide vào các đám mây. Kết quả là một trận mưa tuyết xảy ra ở Schenectady, ngoại ô New York, Mỹ.

Theo lý giải khoa học, mưa nhân tạo là một hoạt động gây tác động vào các đám mây bằng cách thêm các tác nhân bên ngoài. Các phần tử ngoại lai được bổ sung vào những đám mây như: đá khô (carbon dioxide rắn), i-ốt bạc , bột muối...

Theo lý giải khoa học, mưa nhân tạo là một hoạt động gây tác động vào các đám mây bằng cách thêm các tác nhân bên ngoài. Các phần tử ngoại lai được bổ sung vào những đám mây như: đá khô (carbon dioxide rắn), i-ốt bạc , bột muối...

Quá trình này được gọi là Cloud Seeding (tạm dịch: tạo mây mưa). Sự kích thích này được thực hiện bằng máy bay hoặc tên lửa. Cuối cùng, mưa sẽ trút xuống.

Quy trình tạo mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: các chuyên gia sử dụng các chất hóa học (ôxit Canxi, hợp chất của Urê và Amoni Nitrat hoặc Clorua Canxi cacbonat...) để kích thích luồng gió khối không khí của khu vực mục tiêu bay lên và hình thành các đám mây. Những hóa chất này hấp thụ hơi nước và giúp quá trình ngưng tụ.

Quy trình tạo mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: các chuyên gia sử dụng các chất hóa học (ôxit Canxi, hợp chất của Urê và Amoni Nitrat hoặc Clorua Canxi cacbonat...) để kích thích luồng gió khối không khí của khu vực mục tiêu bay lên và hình thành các đám mây. Những hóa chất này hấp thụ hơi nước và giúp quá trình ngưng tụ.

Giai đoạn 2: Khối lượng của đám mây được tích tụ bởi urê, đá khô, muối ... để tăng mật độ của các đám mây.

Giai đoạn 2: Khối lượng của đám mây được tích tụ bởi urê, đá khô, muối ... để tăng mật độ của các đám mây.

Giai đoạn 3: Các hóa chất siêu mát (đá khô hoặc i-ốt bạc) được bắn vào các đám mây để tạo ra các hạt nước trước khi chuyển thành mưa.

Giai đoạn 3: Các hóa chất siêu mát (đá khô hoặc i-ốt bạc) được bắn vào các đám mây để tạo ra các hạt nước trước khi chuyển thành mưa.

Mời độc giả xem video: Hà Nội mưa lớn và ngập úng diện rộng. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-thu-vi-ai-tao-ra-cong-nghe-mua-nhan-tao-chong-han-han-1744679.html