Sinh năm 1914 trong một gia đình Do Thái ở Vienna, Áo, nhà xã hội học gốc Do Thái Hilda Monte cùng cha mẹ chuyển tới Berlin, Đức sinh sống vào năm 1915. Chính tại nơi này, bà đã lên kế hoạch ám sát Hitler.
Cụ thể, vào những năm 1920, bà Hilda cùng chị gái Margot tham gia vào Schwarze Haufen (Đại đội da màu). Đây là một phong trào thanh niên có chức năng tuyên truyền chủ nghĩa xã hội Do Thái. Chính tại nơi này, bà Margot đã gặp ông Max Fürst - người sau này trở thành chồng của bà.
Từ đây, bà Margot có cơ hội làm thư ký cho người bạn của ông Max là Hans Litten - luật sư đã thẩm vấn trùm phát xít Hitler suốt 3 tiếng tại một phiên tòa diễn ra năm 1931.
Kể từ năm 1928, bà Monte đi theo nền dân chủ xã hội cánh tả Đức. Một năm sau, bà chuyển tới Anh và trở thành sinh viên không chính thức của Harold Laski tại Trường kinh tế London.
Trong thời gian ở đây, bà Monte làm việc tại vùng khai thác mỏ của Đức ở Ruhr. Về sau, bà trở thành thành viên ban biên tập của báo Der Funke.
Tờ báo này là cơ quan ngôn luận của Internationale Sozialistische Kampfbund (ISK) - tổ chức xã hội chủ nghĩa đã tách khỏi Đảng dân chủ xã hội Đức (SDP) kêu gọi các thành viên cánh tả cùng đoàn kết chống lại đảng Quốc xã.
Sau khi Đức quốc xã tiến hành đàn áp báo Der Funke vào tháng 2/1933, bà Monte đứng lên nhận trách nhiệm tổ chức các tổ chức cách mạng và chuyển tới Cologne. Bà hoạt động tích cực với những việc làm chống chủ nghĩa phát xít.
Năm 1938, bà Monte gặp George Strauss - nghị sĩ đảng lao động của Lambeth North và là Bộ trưởng nội các tương lai dưới thời Harold Wilson) là một thành viên cánh tả duy tâm. Ông Strauss hỗ trợ tiền bạc để bà Monte thành lập tờ báo Tribune với mục đính chống chủ nghĩa phát xít, ủng hộ chủ nghĩa xã hội.
Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, bà Monte nhận sự hỗ trợ tiền bạc của nghị sĩ Strauss và cùng các thành viên trong tổ chức bí mật lên kế hoạch ám sát Hitler vào ngày 8/11/1939.
Khi ấy, một quả bom hẹn giờ do Georg Elser chế tạo đã phát nổ ở Burgerbraukeller, Munich, Đức. Vụ nổ khiến 8 người thiệt mạng và làm 62 người khác bị thương. Tuy nhiên, Hitler may mắn thoát chết trong gang tấc.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Tâm Anh (theo Tribunemag)