Giải mật vụ chìm tàu ngầm chấn động cả thế giới năm 2000

Cách đây 21 năm, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk của Nga phát nổ và chìm xuống biển khi tập trận. Vụ chìm tàu ngầm chấn động thế giới này cướp đi sinh mạng của 118 thành viên thủy thủ đoàn.

Vào ngày 12/8/2000, một vụ chìm tàu ngầm chấn động thế giới diễn ra. Khi ấy, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk của Nga tham gia một cuộc tập trận bắn đạn giả trên biển Barents. Đến khoảng 11h30, 2 vụ nổ bất ngờ xảy ra bên trong tàu ngầm này.

Vào ngày 12/8/2000, một vụ chìm tàu ngầm chấn động thế giới diễn ra. Khi ấy, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk của Nga tham gia một cuộc tập trận bắn đạn giả trên biển Barents. Đến khoảng 11h30, 2 vụ nổ bất ngờ xảy ra bên trong tàu ngầm này.

Chỉ vài phút sau, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk chìm dần xuống đáy biển Barents. Hậu quả là thảm kịch này cướp đi sinh mạng của 118 thành viên thủy thủ đoàn.

Chỉ vài phút sau, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk chìm dần xuống đáy biển Barents. Hậu quả là thảm kịch này cướp đi sinh mạng của 118 thành viên thủy thủ đoàn.

Tàu ngầm Kursk được hạ thủy vào năm 1994. Nó được đưa vào biên chế Hạm đội phương Bắc năm 1995. Vào thời điểm ấy, đây là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Nga.

Tàu ngầm Kursk được hạ thủy vào năm 1994. Nó được đưa vào biên chế Hạm đội phương Bắc năm 1995. Vào thời điểm ấy, đây là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Nga.

K-141 Kursk của Nga có chiều dài 154m, rộng 18,2m, lượng giãn nước 23.860 tấn và lặn sâu tối đa 500m. Thông thường, thủy thủ đoàn của tàu ngầm Kursk có 130 người. Thế nhưng, vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk có 118 thành viên thủy thủ đoàn. Trong số này có 52 sĩ quan.

K-141 Kursk của Nga có chiều dài 154m, rộng 18,2m, lượng giãn nước 23.860 tấn và lặn sâu tối đa 500m. Thông thường, thủy thủ đoàn của tàu ngầm Kursk có 130 người. Thế nhưng, vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk có 118 thành viên thủy thủ đoàn. Trong số này có 52 sĩ quan.

Ngay sau khi xảy ra vụ chìm tàu ngầm thảm khốc này, giới chức Nga tiến hành cuộc điều tra nhằm giải mã nguyên nhân dẫn tới thảm kịch.

Ngay sau khi xảy ra vụ chìm tàu ngầm thảm khốc này, giới chức Nga tiến hành cuộc điều tra nhằm giải mã nguyên nhân dẫn tới thảm kịch.

Theo một số nội dung được giới chức Nga công bố, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk gặp sự cố nguy hiểm khi chuẩn bị phóng một ngư lôi huấn luyện Type-65 với mục tiêu là tàu Peter Đại đế.

Theo một số nội dung được giới chức Nga công bố, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk gặp sự cố nguy hiểm khi chuẩn bị phóng một ngư lôi huấn luyện Type-65 với mục tiêu là tàu Peter Đại đế.

Do đây chỉ là cuộc diễn tập nên ngư lôi Type-65 không mang đầu đạn. Tuy nhiên, một mối hàn lỗi trên vỏ ngư lôi khiến HTP - dạng cô đọng của hydrogen peroxide vốn được dùng làm nhiên liệu cho Type-65 bị rò rỉ ra bên ngoài.

Do đây chỉ là cuộc diễn tập nên ngư lôi Type-65 không mang đầu đạn. Tuy nhiên, một mối hàn lỗi trên vỏ ngư lôi khiến HTP - dạng cô đọng của hydrogen peroxide vốn được dùng làm nhiên liệu cho Type-65 bị rò rỉ ra bên ngoài.

Khi tiếp xúc với môi trường và nước biển, HTP giãn nở rất nhanh khi đạt thể tích gấp 5.000 lần kích thước ban đầu. Hậu quả là nó làm thủng bồn nhiên liệu kerosene trên ngư lôi và gây vụ nổ đầu tiên. Vụ nổ này tương đương với 100 - 250 kg thuốc nổ TNT.

Khi tiếp xúc với môi trường và nước biển, HTP giãn nở rất nhanh khi đạt thể tích gấp 5.000 lần kích thước ban đầu. Hậu quả là nó làm thủng bồn nhiên liệu kerosene trên ngư lôi và gây vụ nổ đầu tiên. Vụ nổ này tương đương với 100 - 250 kg thuốc nổ TNT.

Gần 3 phút sau vụ nổ đầu tiên, ngọn lửa kích hoạt 5 đầu đạn ngư lôi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Vì vậy, vụ nổ thứ hai diễn ra tương đương 3 - 7 tấn TNT. Hậu quả là tàu ngầm Kursk chìm dần xuống biển.

Gần 3 phút sau vụ nổ đầu tiên, ngọn lửa kích hoạt 5 đầu đạn ngư lôi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Vì vậy, vụ nổ thứ hai diễn ra tương đương 3 - 7 tấn TNT. Hậu quả là tàu ngầm Kursk chìm dần xuống biển.

Đến ngày 13/8, lực lượng tìm kiếm và cứu hộ phát hiện tàu ngầm Kursk ở độ sâu 108m. Khi các tàu cứu hộ tới nơi, bên trong tàu ngầm vẫn còn thủy thủ sống sót. Thế nhưng, do biển động dữ dội nên kế hoạch giải cứu thủy thủ gặp nạn thất bại. Vì vậy, toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn tử nạn trong thảm kịch trên.

Đến ngày 13/8, lực lượng tìm kiếm và cứu hộ phát hiện tàu ngầm Kursk ở độ sâu 108m. Khi các tàu cứu hộ tới nơi, bên trong tàu ngầm vẫn còn thủy thủ sống sót. Thế nhưng, do biển động dữ dội nên kế hoạch giải cứu thủy thủ gặp nạn thất bại. Vì vậy, toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn tử nạn trong thảm kịch trên.

Đến tháng 10/2000, thi thể các thủy thủ được đưa ra khỏi tàu ngầm Kursk. Một năm sau, xác tàu ngầm gặp nạn được trục vớt và đưa về nhà máy đóng tàu tại thành phố Roslyakovo, tỉnh Murmansk.

Đến tháng 10/2000, thi thể các thủy thủ được đưa ra khỏi tàu ngầm Kursk. Một năm sau, xác tàu ngầm gặp nạn được trục vớt và đưa về nhà máy đóng tàu tại thành phố Roslyakovo, tỉnh Murmansk.

Sau thảm kịch trên, Hải quân Nga cải tổ quy trình và nâng cấp hệ thống đảm bảo an toàn trên các tàu ngầm nhằm tránh xảy ra những sự cố tương tự.

Sau thảm kịch trên, Hải quân Nga cải tổ quy trình và nâng cấp hệ thống đảm bảo an toàn trên các tàu ngầm nhằm tránh xảy ra những sự cố tương tự.

Mời độc giả xem video: Tàu ngầm Kilo Hà Nội HQ-182 cập cảng Cam Ranh. Nguồn: QPVN.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-mat-vu-chim-tau-ngam-chan-dong-ca-the-gioi-nam-2000-1565681.html