Giải mật vụ đối đầu nảy lửa của tàu ngầm Anh - Đức năm 1945

Vào cuối năm 1944, Đức quốc xã thực hiện chiến dịch Caesar nhằm chuyển giao công nghệ, nguyên liệu hiếm sang Nhật Bản. Sau đó, tàu ngầm của Anh - Đức đụng độ.

Trong Thế chiến 2, Đức, Nhật Bản, Italy liên minh hình thành trục phát xít. Các nước này gây ra các cuộc chiến ở một số mặt trận. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, Đức quốc xã cố gắng giúp đồng minh là Nhật Bản tăng cường sức mạnh bằng cách chuyển giao công nghệ và vật liệu chiến lược để sản xuất vũ khí.

Trong Thế chiến 2, Đức, Nhật Bản, Italy liên minh hình thành trục phát xít. Các nước này gây ra các cuộc chiến ở một số mặt trận. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, Đức quốc xã cố gắng giúp đồng minh là Nhật Bản tăng cường sức mạnh bằng cách chuyển giao công nghệ và vật liệu chiến lược để sản xuất vũ khí.

Theo đó, chính quyền phát xít Đức bí mật triển khai chiến dịch mang mật danh Caesar vào tháng 12/1944. Kế hoạch được vạch ra với sự tham gia của tàu ngầm mang ký hiệu U-864.

Theo đó, chính quyền phát xít Đức bí mật triển khai chiến dịch mang mật danh Caesar vào tháng 12/1944. Kế hoạch được vạch ra với sự tham gia của tàu ngầm mang ký hiệu U-864.

Tàu ngầm trên của Đức quốc xã nhận lệnh mang theo các bản vẽ và chi tiết tên lửa Me-163 Komet, hệ thống dẫn đường tên lửa V-2, máy bay chiến đấu Me-262, động cơ phản lực do Đức sản xuất, bản vẽ các tàu ngầm loại Caproni và Satsuki, bản thiết kế chiến đấu cơ Campini của Italy...

Tàu ngầm trên của Đức quốc xã nhận lệnh mang theo các bản vẽ và chi tiết tên lửa Me-163 Komet, hệ thống dẫn đường tên lửa V-2, máy bay chiến đấu Me-262, động cơ phản lực do Đức sản xuất, bản vẽ các tàu ngầm loại Caproni và Satsuki, bản thiết kế chiến đấu cơ Campini của Italy...

Phát xít Đức hy vọng chiến dịch Caesar sẽ giúp Nhật Bản lật ngược tình thế, nắm quyền chủ động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phát xít Đức hy vọng chiến dịch Caesar sẽ giúp Nhật Bản lật ngược tình thế, nắm quyền chủ động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, chính quyền phát xít Đức không thể ngờ rằng, chiến dịch Caesar thất bại ê chề khi đụng độ với tàu ngầm của Anh. Cụ thể, tàu ngầm U-864 xuất phát làm nhiệm vụ vào ngày 5/12/1944. Theo kế hoạch, sau khi rời cảng Kiel, tàu ngầm vòng qua châu Phi để đến châu Á rồi tiến vào Nhật Bản.

Tuy nhiên, chính quyền phát xít Đức không thể ngờ rằng, chiến dịch Caesar thất bại ê chề khi đụng độ với tàu ngầm của Anh. Cụ thể, tàu ngầm U-864 xuất phát làm nhiệm vụ vào ngày 5/12/1944. Theo kế hoạch, sau khi rời cảng Kiel, tàu ngầm vòng qua châu Phi để đến châu Á rồi tiến vào Nhật Bản.

Sau gần 1 tuần di chuyển theo kế hoạch, tàu ngầm U-864 tiến đến bờ biển phía nam của Na Uy. Nhằm tránh bị quân Đồng minh phát hiện, thuyền trưởng tàu ngầm U-864 quyết định cho con tàu lặn sâu hơn.

Sau gần 1 tuần di chuyển theo kế hoạch, tàu ngầm U-864 tiến đến bờ biển phía nam của Na Uy. Nhằm tránh bị quân Đồng minh phát hiện, thuyền trưởng tàu ngầm U-864 quyết định cho con tàu lặn sâu hơn.

Thuyền trưởng phát xít Đức không thể ngờ rằng tàu ngầm xảy ra va chạm dưới đáy biển. Theo đó, tàu ngầm Đức quốc xã buộc phải di chuyển đến Bắc Đại Tây Dương (nằm ở thành phố cảng Bergen của Na Uy) để sửa chữa.

Thuyền trưởng phát xít Đức không thể ngờ rằng tàu ngầm xảy ra va chạm dưới đáy biển. Theo đó, tàu ngầm Đức quốc xã buộc phải di chuyển đến Bắc Đại Tây Dương (nằm ở thành phố cảng Bergen của Na Uy) để sửa chữa.

Vụ việc này bị Không lực và Hải quân Hoàng gia Anh phát hiện. Vậy nên, Anh cử 32 máy bay ném bom Lancaster thực hiện chiến dịch rải bom quy mô lớn xuống Bergen nhằm phá hủy nơi tàu ngầm U-864 đến sửa chữa.

Vụ việc này bị Không lực và Hải quân Hoàng gia Anh phát hiện. Vậy nên, Anh cử 32 máy bay ném bom Lancaster thực hiện chiến dịch rải bom quy mô lớn xuống Bergen nhằm phá hủy nơi tàu ngầm U-864 đến sửa chữa.

Không những vậy, Hải quân Hoàng gia Anh điều tàu ngầm HMS Venturer (trong ảnh) do thuyền trường James "Jimmy" S. Launders chỉ huy truy đuổi và tấn công tàu ngầm U-864.

Không những vậy, Hải quân Hoàng gia Anh điều tàu ngầm HMS Venturer (trong ảnh) do thuyền trường James "Jimmy" S. Launders chỉ huy truy đuổi và tấn công tàu ngầm U-864.

Sau khi phát hiện vị trí của tàu ngầm U-864, tàu ngầm HMS Venturer của Anh phóng ngư lôi vào tàu địch lúc 12h12 ngày 9/2/1945. Sau 3 lần phóng ngư lôi trượt mục tiêu, tàu ngầm của Anh mới bắn trúng vào tàu ngầm U-864.

Sau khi phát hiện vị trí của tàu ngầm U-864, tàu ngầm HMS Venturer của Anh phóng ngư lôi vào tàu địch lúc 12h12 ngày 9/2/1945. Sau 3 lần phóng ngư lôi trượt mục tiêu, tàu ngầm của Anh mới bắn trúng vào tàu ngầm U-864.

Kết quả là tàu ngầm của phát xít Đức vỡ đôi và chìm xuống đáy biển. Thất bại này giáng một đòn mạnh vào chính quyền phát xít Đức. Ngày đại bại của Hitler và Nhật Bản càng gần hơn.

Kết quả là tàu ngầm của phát xít Đức vỡ đôi và chìm xuống đáy biển. Thất bại này giáng một đòn mạnh vào chính quyền phát xít Đức. Ngày đại bại của Hitler và Nhật Bản càng gần hơn.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Putin lặn xuống đáy biển xem xác tàu ngầm Thế chiến 2. Nguồn: Truyền hình Pháp luật Việt Nam.

Tâm Anh (theo History, DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-mat-vu-doi-dau-nay-lua-cua-tau-ngam-anh-duc-nam-1945-1668028.html