Giải pháp co búi trĩ nhanh chóng

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh trĩ chính là sa búi trĩ, sau đó sẽ kéo theo đau rát, ngứa ngáy và chảy máu do trong quá trình vận động, làm việc. Các cấp độ trĩ nội được phân loại chính là dựa vào mức độ sa nhiều hay ít của búi trĩ. Trĩ độ 1: búi trĩ chưa ló ra ngoài; Trĩ độ 2: búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn khi rặn; Trĩ độ 3: dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong ống hậu môn; Trĩ độ 4: búi trĩ hầu như nằm ngoài ống hậu môn. Trĩ sa độ 2 có thể chưa gây phiền hà gì, nếu là độ 4 thì rất khó chịu, đau đớn mỗi khi đi cầu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Triệu chứng sa búi trĩ

Búi trĩ sa ra ngoài do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị dãn, viêm, phù nề quá mức do ứ máu lâu ngày. Khi đại tiện rặn nhiều, các đệm căng vì chứa máu dễ bị đẩy ra ngoài, quá trình này nếu tái diễn nhiều lần làm cho dây chằng trùng dãn và đứt dẫn đến búi trĩ sa ra ngoài và các hiện tượng rối loạn tuần hoàn tại chỗ, bệnh trĩ xuất hiện.

Sa búi trĩ kéo theo các tình trạng chảy máu, đau rát. Chảy máu ban đầu có thể thấy vệt máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu. Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn. Sưng vùng quanh hậu môn, có thể thấy một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).

Có rất nhiều bệnh nhân mô tả tình trạng sa búi trĩ khiến cho họ tự cảm thấy mất tự tin, ngượng ngượng, vướng víu, không thoải mái mỗi khi ra ngoài, làm việc. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Có người còn so sánh "Nam giới bị cái bệnh này, nói thật, như phụ nữ khi có kinh nguyệt, lúc nào cũng phải dòm dòm dưới quần xem có gì không".

Biến chứng của sa búi trĩ có thể gặp là nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông, gia tăng nguy cơ tắc mạch.

Điều trị sa búi trĩ

Hiện nay, để điều trị tình trạng sa búi trĩ, người bệnh được chỉ định kết hợp nhiều biện pháp. Ngâm nước ấm, vận động nhẹ nhàng để giảm tình trạng ứ máu. Một số thuốc được chỉ định như đường uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ Flavonoid, giúp ổn định mạch máu tránh dãn quá mức, giảm phù nề; các thuốc dùng tại chỗ gồm các loại thuốc mỡ và viên đặt hậu môn chống viêm, chống phù nề.

Y học phương đông ưu tiên sử dụng các vị thảo dược an toàn cho những người bị trĩ cấp tính vừa chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch, chống viêm chống phù nề, giúp co búi trĩ.

Đa phần mọi người vẫn nghĩ, điều trị trĩ nói riêng và bệnh nói chung bằng đông dược thì thường có tác dụng chậm, thời gian điều trị dài. Các chuyên gia y tế cũng chia sẻ, đa số các dược liệu có tính chất ôn hòa hơn, thời gian điều trị cũng thường kéo dài nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Vẫn có những dược liệu có tác dụng khá nhanh, khá là mạnh và có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cấp tính.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-co-bui-tri-nhanh-chong--n174280.html