Giải pháp giúp trẻ tăng cường miễn dịch, đón năm học mới khỏe mạnh

Tăng cường miễn dịch và có sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ tập trung, học tập hiệu quả hơn. Để làm được điều này, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện những giải pháp hiệu quả dưới đây.

Ngủ đủ giấc giúp tăng cường miễn dịch

Một thói quen đi ngủ nhất quán rất quan trọng đối với sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho trẻ. Trẻ em từ mẫu giáo đến lớp sáu nên ngủ từ 9 - 11 giờ. Chất lượng giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến hành vi, thói quen ăn uống và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, khó tập trung, suy yếu hệ thống miễn dịch, trầm cảm và thậm chí là béo phì. Lượng giấc ngủ mà trẻ cần có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, nhưng Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến nghị:

Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi: Nên ngủ từ 10 - 13 giờ mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ trưa).
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 9 - 12 giờ mỗi ngày.
Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi: 8 - 10 giờ mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc giúp trẻ ở các độ tuổi khác nhau tăng cường miễn dịch, có sức khỏe tốt để học tập.

Ngủ đủ giấc giúp trẻ ở các độ tuổi khác nhau tăng cường miễn dịch, có sức khỏe tốt để học tập.

Tập thể dục hàng ngày

Cha mẹ nên giúp trẻ tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày với các hình thức khác nhau như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, bật nhảy, gập bụng…

Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn, chống lại bệnh nhiễm trùng, tăng cường sức khỏe tổng thể, quản lý căng thẳng, cải thiện hành vi và hiệu suất ở trường.

Giảm thời gian sử dụng màn hình

Bất kỳ thời gian sử dụng màn hình như xem điện thoại, tivi, máy tính bảng, trò chơi điện tử và máy tính mà không liên quan đến bài tập về nhà nên được giới hạn.

Ánh sáng phát ra từ màn hình có thể làm giảm mức melatonin, khiến trẻ khó ngủ hơn và có thể làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể.

Nên giảm thời gian sử dụng màn hình của trẻ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nên giảm thời gian sử dụng màn hình của trẻ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh

Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng bữa sáng, bữa trưa và bữa tối bổ dưỡng, cùng với việc cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày.

Một bữa sáng lành mạnh bao gồm protein, sữa và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp năng lượng tích cực trong suốt cả ngày và cải thiện khả năng tập trung của trẻ. Một bữa trưa bổ dưỡng bao gồm thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.

Kết thúc một ngày bằng bữa tối gia đình. Thời gian ăn uống cùng gia đình giúp trẻ tăng cường miễn dịch, sức khỏe và tinh thần. Đồng thời còn có thể giúp ngăn ngừa mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì cân nặng cũng như cải thiện chức năng não.

Lưu ý, nên lựa chọn đồ uống lành mạnh như nước và sữa. Hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có đường và chứa caffein.

Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của trẻ, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra tình trạng lo lắng, cáu kỉnh.

Đeo ba lô đúng cách

Ba lô nặng có thể gây đau cổ, vai và lưng. Chuẩn bị một chiếc ba lô tốt có hai dây đeo và lớp đệm. không nên mang balo quá nặng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giúp trẻ đối phó với căng thẳng và lo lắng

Trường học, mạng xã hội… đều có thể là nguồn gây căng thẳng và lo lắng cho trẻ. Do đó, cha mẹ nên theo dõi việc sử dụng mạng xã hội của trẻ để có thể xác định được tình trạng bắt nạt hoặc các nguồn gây căng thẳng, lo lắng khác ở trường và có biện pháp giúp trẻ xử lý phù hợp.

Ngoài ra, để tăng cường miễn dịch, giúp trẻ đón năm học mới khỏe mạnh, trẻ cần được hướng dẫn rửa tay thường xuyên để giảm sự lây lan của vi trùng, tiêm chủng đầy đủ…

Hơn nữa, trước khi đến trường, trẻ cũng nên được kiểm tra thị lực để khắc phục ngay các tật khúc xạ, giúp trẻ không bị ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển.

Mời bạn xem tiếp video:

7 cách tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Lê Mỹ Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-giup-tre-tang-cuong-mien-dich-don-nam-hoc-moi-khoe-manh-169240830110308354.htm