'Giải pháp' kích cầu cho bất động sản du lịch Việt Nam
i dịch Covid-19 vẫn đang là nỗi ám ảnh kinh hoàng, sự lây lan nhanh chóng ở nhiều quốc gia và gây ra thiệt hại nặng nề tới kinh tế toàn cầu.
Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời đảm bảo các hoạt động kinh tế không bị gián đoạn và với quy mô thu hẹp hơn trước. Chính sách cởi mở về sở hữu bất động sản (BĐS) của người nước ngoài là yếu tố then chốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS nói chung và với bất động sản du lịch nói riêng.
Bất động sản sau nhiều tháng ngủ đông
Xã hội phát triển, kéo con người theo sự phát triển này, áp lực trong công việc cũng như cuộc sống ngày càng nhiều nên nhu cầu du lịch được người quan tâm. Để giảm đi phần nào áp lực cuộc sống, mọi người đều lựa chọn cho mình những chuyến du lịch để giải tỏa. Dù chọn du lịch trong nước hay nước ngoài thì thói quen du lịch của người Việt đã nở rộ nhiều năm gần đây. Các địa chỉ du lịch trong nước trước mùa dịch thực sự sôi động và đặc biệt còn luôn quá tải vào các mùa cao điểm. Thị trường BĐS du lịch từng thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ do hoạt động kinh doanh luôn tạo ra lợi nhuận hấp dẫn. Dịch bệnh khiến các doanh nghiệp gắn với dịch vụ du lịch lao đao, nhiều nơi chia sẻ như vừa trải qua “cơn địa chấn” kinh hoàng.
Đại dịch Covid-19 vẫn đang là nỗi ám ảnh kinh hoàng của du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh: Internet
Thị trường BĐS du lịch thực sự khó khăn- hòa vào xu thế đóng băng của du lịch. Nhất là trong giai đoạn khi mà mất khoảng 3 tháng đầu năm hầu như ngành du lịch cũng bị buộc phải “nghỉ dưỡng”, doanh thu toàn ngành bằng 0. Thời điểm hiện tại Việt Nam tạm thời khống chế được dịch bệnh song thế giới vẫn còn chưa biết đã chạm tới đỉnh chưa. Và khả năng dịch bệnh lần thứ 3 quay trở lại Việt Nam vẫn có thể xảy ra… Các nhà đầu tư BĐS du lịch không trường vốn dường như vẫn còn tâm lý lo sợ rủi ro… Các nhà đầu tư trường vốn có nhìn thấy cơ hội mua được BĐS giá hợp lý trong khó khăn không? Có nhìn thấy cơ hội để du lịch Việt Nam đoạt doanh số đáng mơ ước không… khi mà tháng 5 này du lịch Việt, du lịch nội địa bắt đầu thu hút khi các gói du lịch rẻ, chất lượng cao đang được kích cầu mạnh mẽ từ khắp các địa phương?
Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy giao dịch bất động sản quay trở lại
Mặc dù vẫn được đánh giá có nhiều lợi thế phát triển BĐS du lịch, song Việt Nam chưa phát huy được lợi thế trong hút đầu tư của người nước ngoài vào phân khúc này. Mới đây, ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đã kiến nghị nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm hút người nước ngoài đầu tư vào BĐS du lịch. Theo ông, dù đã quy định người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam nhưng nhìn chung việc người nước ngoài sở hữu nhà còn nhiều khó khăn do các quy định của pháp luật hiện hành còn chồng chéo, thiếu đồng bộ.
Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy giao dịch bất động sản quay trở lại. Ảnh Internet
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực đến cuối năm 2019, mới có gần 800 tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam tập trung tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đối với các loại hình BĐS khác ngoài nhà ở như BĐS du lịch, chưa có quy định pháp luật nào cho phép người nước ngoài sở hữu. Thực tế, các giao dịch trong lĩnh vực BĐS du lịch đang được thị trường vận dụng theo như giao dịch về nhà ở. Việc thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào BĐS du lịch Việt Nam được đánh giá là sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như: góp phần làm thị trường BĐS du lịch tăng trưởng và thanh khoản tốt hơn, giúp tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và nền kinh tế; thúc đẩy sự đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước, đại điện Hiệp hội BĐS Việt Nam đề xuất 6 giải pháp liên quan tới cơ chế, chính sách nhằm thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch Việt Nam trong thời gian tới:
Một là, xây dựng chính sách “Việt Nam - Ngôi nhà thứ hai” (Vietnam My Second Home), cấp visa định cư có thời hạn bằng thời hạn sở hữu BĐS cho người nước ngoài mua BĐS tại Việt Nam.
Hai là, cần quy định thông thoáng hơn về điều kiện sở hữu BĐS của người nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh BĐS về “Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS của DN kinh doanh BĐS” thì người nước ngoài chỉ được mua nhà ở, chưa được mua các loại hình BĐS khác như BĐS du lịch trong khi nhu cầu thực tế của người nước ngoài đối với loại hình sản phẩm này là rất lớn.
Ba là, sửa đổi đồng bộ quy định của Luật Đất đai với quy định về sở hữu bất động sản của người nước ngoài. Hiện nay thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở cho cá nhân nước ngoài đang gặp khó khăn do có sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014, cần được sửa đổi trong thời gian sắp tới. Giải pháp tiếp theo là: Có chính sách miễn visa cho khách du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật; Có chính sách quảng bá về đất nước, con người, du lịch và thị trường BĐS trong đó có BĐS du lịch Việt Nam.
Với khát vọng vì Việt Nam hùng cường, Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang làm mọi mọi cách chưa từng làm trong lịch sử để chiến thắng Covid-19 và hồi phục kinh tế nhanh nhất. Do là điểm đến an toàn nên nhóm BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi và hồi phục nhanh chóng trước hết dựa trên nguồn cầu nội địa và sau đó từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Vì thế, BĐS du lịch Việt Nam sẽ được hưởng lợi và có một tương lai tươi sáng, đóng góp vào sự phát triển của BĐS du lịch thế giới.