Giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại

Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo 'Giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại' do TS Kiều Thị Thùy Linh làm chủ biên.

Đối với người chưa thành niên, sự hiện diện, vai trò của cha, mẹ với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích cho con mình được nhìn nhận như một sự hiển nhiên.

Tuy nhiên, với trẻ em mà không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đã mất hoặc có cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng bảo vệ con mình hoặc những cá nhân đã ở ngưỡng được coi là trưởng thành, nhưng vì các lý do khác nhau dẫn đến tâm thần không tốt, có khó khăn hoặc thậm chí không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi thì cần phải có một cơ chế khác để bảo vệ. Cơ chế này được định danh dưới tên gọi "giám hộ".

 Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo "Giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại".

Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo "Giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại".

Thế nên, quan hệ giám hộ như một lẽ tất yếu phát sinh trong đời sống, gắn liền với hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể vì vậy cũng luôn đòi hỏi pháp luật phải có quy định để bảo hộ, bảo đảm cho quan hệ này được thực thi trong cuộc sống.

Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về chế định giám hộ cũng như thực tiễn thực hiện chế định giám hộ, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo "Giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại" do TS. Kiều Thị Thùy Linh làm chủ biên.

Trong cuốn sách này, bên cạnh làm rõ cơ sở lý luận, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giám hộ ở Việt Nam. Ngoài phân tích các quan điểm được thừa nhận chung, Nhà xuất bản giữ nguyên một số ý kiến của các tác giả có thể còn có ý kiến trái chiều để bạn đọc tham khảo và có ý kiến trao đổi.

Nhà xuất bản Tư pháp

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/giam-ho-trong-phap-luat-dan-su-viet-nam-hien-dai-post1502360.html