Giàn treo - sáng kiến giúp giảm chi phí khi sản xuất dưa trong nhà lưới

Mấy năm gần đây, mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà lưới, nhà màng được nông dân Ninh Bình đầu tư phát triển khá nhiều. Việc sử dụng các thiết bị vật tư chuyên dụng cho môi trường nhà màng cũng được bà con hết sức quan tâm. Đáp ứng nhu cầu này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hoàn thiện và chuyển giao kỹ thuật làm giàn bằng dây treo, thay thế phương pháp làm giàn truyền thống trong canh tác những cây thân mềm, thân leo, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất.

Trồng dưa chuột sử dụng phương pháp làm giàn treo tại Yên Mô.

Với sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp,các ngành và đặc biệt là sự cần cù, sángtạo của người dân, sản xuất nông nghiệp Ninh Bình thời gian gần đây đã có bướcphát triển khá. Đã có nhiều mô hình nhà lưới, nhà màng được đầu tư đưa vào sửdụng với mục đích khắc phục các điều kiện bất thuận của thời tiết và ngăn cácđối tượng dịch hại, tạo ra sản phẩm an toàn.

Các đối tượng sản xuất trong nhàlưới khá phong phú, đa dạng, song với người tiêu dùng việc đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm với các sản phẩm rau quả ăn tươi (ăn sống) là rất quan trọng, dođó dưa chuột là một đối tượng cây trồng có lợi thế khi được trồng thâm canhtrong nhà lưới, theo phương pháp leo giàn.

Chi phí để làm giàn trồng dưa chuột bao gồm chi phí về câyque, lưới, thường dao động từ 2 – 3triệu đồng/sào, công lao động trong quá trình làm giàn và thu giàn dọn vệ sinhkhi kết thúc vụ cũng mất từ 3 – 5 công lao động, những chi phí này khiến giáthành sản phẩm cao khó cạnh trạnh hơn trong điều kiện phát triển sản xuất hànghóa hiện nay. Mặt khác, chiều cao của nhà lưới có giới hạn nên khó khăn cho nhómgiống sinh trưởng vô hạn nếu leo giàn truyền thống.

Trước thực tiễn sản xuất như vậy, một nhóm các kỹ sư thuộcTrung tâm Khuyến nông tỉnh đã có sáng kiến làm giàn bằng dây treo thay thếphương pháp làm giàn truyền thống.

Chia sẻ về kỹ thuật này, ông Phạm Văn Trung,cho biết: Phương pháp làm giàn bằng dây treo gồm 3 bước đơn giản: Đầu tiên dùngdây thép căng một đường dọc theo hàng dưa chuột trên luống, dây thép được buộcvào phần thép kết cấu khung mái nhà lưới. Dùng dây vải dù làm dây treo cây dưa,cố định một đầu dây treo vào dây thép theo khoảng cách cây dưa đã trồng dâycách dây 40cm, đầu còn lại thả tự do (mỗi cây dưa có 1 dây xuống đến gốc dưa).

Bước 2, khi cây dưa bắt đầu có tua cuốn, dùng kẹp chuyên dùng kẹp cố định vàophần dây và ôm đỡ vào phần ngọn của cây dưa chuột, giữ cho cây dưa chuột luônđược treo theo phương thẳng đứng. Bấm bỏ các tua cuốn, do cây dưa chuột được cốđịnh bằng kẹp và dây treo không cần đến sự bám của tua cuốn. Bỏ tua cuốn giúpcây trồng tập trung dinh dưỡng hơn cho phát triển và nuôi quả.

Khi cây dưa pháttriển cao lên đến đâu thì dịch chuyển phần kẹp cao lên theo, để ngọn cây dưachuột không bị quá cao trong quá trình cây dưa sinh trưởng và phát triển có thểđiều chỉnh kẹp để hạ thấp phần ngọn của cây dưa chuột cho phần thân phía dươítrùng xuống và rải trên mặt luống.

Việc luôn duy trì vị trí thích hợp nhất chocây sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu quả sẽ làm tăng năng suất và chất lượngsản phẩm, mặt khác sẽ giúp quá trình chăm sóc, thu hoạch thuận lợi hơn do phầnsinh trưởng mạnh của cây dưa chuột luôn được điều chỉnh ngang với tầm hoạt độngcủa người lao động.

Cuối cùng khi cây dưa chuột kết thúc chu kỳ thu hoạch, gỡbỏ kẹp phần thân cây dưa chuột sẽ rơi ra, lúc đó chỉ cần nhổ cắt gốc thu dọnchuyển vào nơi xử lý, không mất công và thời gian chờ đợi cho cây héo, gỡ cây(tua cuốn), tháo giàn và lưới.

Anh Mai Văn Bản ở thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô – mộtnông dân đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao kỹ thuật làm giàn nàynhận xét: Kỹ thuật sử dụng dây treo và thao tác kẹp đơn giản thuận lợi chongười lao động.

So với phương pháp cũ, phương pháp làm giàn mới sử dụng kẹp vàdây treo có thể tăng mật độ trồng hơn do cây trồng được phát triển theo phươngthẳng đứng, khả năng sử dụng ánh sáng quang hợp sẽ tốt hơn, việc kiểm soát số cành và số lá thuận lợi hơn so vơíphương pháp làm giàn truyền thống. Đặc biệt, phương pháp này giảm tới 70% chiphí vật tư làm giàn cũng như chi phí về công lao động.

Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nếu áp dụngphương pháp làm giàn mới sẽ giúp giảm chi phí cho sản xuất so với phương phápcũ là trên 26 triệu đồng/ha/vụ (giảm 73%).

Bài, ảnh:Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gian-treosang-kien-giup-giam-chi-phi-khi-san-xuat-dua-trong-nha-luoi-20191119083348186p2c22.htm