Giao dịch giằng co, VN-Index lùi về 1.100,67 điểm

Thị trường trải qua phiên giao dịch giằng co trước tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư, khiến chỉ số VN-Index đóng cửa giảm, dù hai trụ đỡ chứng khoán và thép nỗ lực nâng đỡ thị trường.

Kết phiên, VN-Index giảm 1,61 điểm (-0,15%) về mức 1.100,67 điểm với thanh khoản suy giảm. HNX-Index kết phiên giảm 0,54 điểm (-0,24%) về 228,22 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết nghiêng về tiêu cực với 428 mã giảm giá (7 mã giảm sàn), 241 mã tăng giá (10 mã tăng trần) và 163 mã giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn đạt 17.829,86 tỷ đồng, ở mức trung bình với khối lượng giao dịch trên HoSE, giảm 22,78% so với phiên trước, thể hiện thị trường phân hóa tốt, áp lực bán T+2 của vùng giá cao ngày 9/11/2023 không đột biến, thị trường vẫn khá tích cực khi điều chỉnh với thanh khoản giảm.

Báo cáo tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội sáng 13/11/2023, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với ngày 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 21,86%, cao hơn mức tăng chung và cùng kỳ năm trước cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành ngân hàng và các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản đang dần phát huy hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bất động sản; rà soát Thông tư 03 và Thông tư 06 để ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Nhóm cổ phiếu bất động sản tích cực đầu phiên nhưng kết phiên có sự phân hóa, NBB (-4,41%), VHM (-2,25%), IJC (-1,82%), CEO (-1,70%)..., ngoài các mã vẫn tăng giá tích cực, thanh khoản trên mức trung bình như PDR (+2,92%), DIG (+2,46%), DXG (+1,77%), NLG (+1,37%)...

Nhóm VN30 giảm 2,33 điểm (-0,21%), đóng cửa tại 1.106,72 điểm. Trong nhóm, có 11 mã giữ được sắc xanh như HPG (+2,6%), SSI (+2,1%), POW (+1,7%), TPB (+1,5%), MWG (+1,5%)… Ngược lại, có 17 giảm giá như SSB (-3,4%), VHM (-2,2%), VRE (-1,9%), SAB (-1,8%), VPB (-1,8%) ...

Các cổ phiếu chứng khoán có diễn biến khá tích cực so với thị trường chung CTS (+2,59%), SSI (+2,11%), FTS (+1,87%), BSI (+1,67%)..., ngoài các mã giảm điểm VFS (-2,96%), WSS (-1,54%), TVS (-0,96%)....

Trong khi đó nhóm cổ phiếu thép sau áp lực điều chỉnh trước thông tin giá điện tăng đã tăng điểm tích cực trở lại, thanh khoản gia tăng tốt với SMC (+6,81%), TVN (+4,92%), NKG (+4,88%), HSG (+4,12%)... Các cổ phiếu nhóm nông nghiệp có diễn biến tích cực như DBC (+5,26%), HAG (+3,45%).. Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng nổi bật so với thị trường chung thu hút lực cầu, tăng giá tốt vào cuối phiên như PVC (+2,70%), PVS (+2,47%), PVD (+2,05%), PVT (+2,03%)... Các nhóm này đóng góp tích cực lớn nhất đến VN-Index hôm nay, nâng đỡ giúp chỉ số không giảm quá sâu.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng nhiều phiên liên tiếp, phiên nay bán ròng hơn 367 tỷ đồng trên HSX, tập trung bán ròng ở các mã: VCB (-138 tỷ), VHM (-66 tỷ), MWG (-47 tỷ)… Ngược lại, mua ròng ở các mã: SSI (+73 tỷ), STB (+42 tỷ), NKG (+35 tỷ)…

Thị trường dự báo tiếp tục giằng co và thận trọng sau khi chịu áp lực cản từ vùng MA(200). Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy trạng thái lưỡng lự của dòng tiền và nguồn cung. Dự kiến thăm dò sẽ tiếp tục với vùng dao động 1.090 - 1.120 điểm trước khi có tín hiệu cụ thể. Nhà đầu tư nên chậm lại để quan sát trạng thái cung cầu, tạm thời không nên mua đuổi theo các cổ phiếu đã tăng giá mạnh. Hiện tại, có thể tranh thủ khả năng tăng điểm của

Hải Trần

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/giao-dich-giang-co-vn-index-lui-ve-110067-diem-d202976.html