Giao lưu trực tuyến: 'Tổng quan về sàng lọc trước sinh và sơ sinh'

Các chuyên gia nhận định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình nào mà chính là bước đi lâu dài của ngành Dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

Đúng 9h30 ngày 20/12 chương trình giao lưu trực tuyến “Tổng quan về sàng lọc trước sinh và sơ sinh” bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên phải) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các khách mời (từ trái qua): PGS.TS Lương Thị Lan Anh, Trưởng Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Đại học Y Hà Nội; ThS.BS Phạm Hồng Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số, Giám đốc Văn phòng điều phối các dự án về dân số, Giám đốc Ban quản lý Đề án 818, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; ThS.BS Trần Minh Thu, Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh chương trình giao lưu: Chí Cường

Đúng 9h30 ngày 20/12 chương trình giao lưu trực tuyến “Tổng quan về sàng lọc trước sinh và sơ sinh” bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên phải) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các khách mời (từ trái qua): PGS.TS Lương Thị Lan Anh, Trưởng Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Đại học Y Hà Nội; ThS.BS Phạm Hồng Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số, Giám đốc Văn phòng điều phối các dự án về dân số, Giám đốc Ban quản lý Đề án 818, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; ThS.BS Trần Minh Thu, Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh chương trình giao lưu: Chí Cường

Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau. KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Như vậy, mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh.

Tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng gần 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Đây là những thế hệ bảo vệ, duy trì, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc, trực tiếp liên quan đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố: Bố mẹ mắc bệnh di truyền; mức sống chưa cao; ô nhiễm môi trường, nhất là những vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hóa học; lối sống (sử dụng nhiều chất gây nghiện) hoặc phong tục, tập quán lạc hậu (tảo hôn và hôn nhân cận huyết,...), mỗi năm, theo mức độ phát hiện hiện nay, trên 40.000 trẻ sơ sinh ở nước ta mắc bệnh, tật bẩm sinh, chiếm tỷ lệ khoảng 3% trẻ sơ sinh.

Trong đó, khoảng 1.400 - 1.800 trẻ bị mắc bệnh Down, khoảng 250 – 250 trẻ mắc hội chứng Edwards, có 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 – 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, đặc biệt có khoảng 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD, có khoảng 2.200 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)… Đáng lưu ý, số trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh khoảng hơn 1.700 trẻ, chiếm 11% số trẻ sơ sinh tử vong.

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để thực hiện sàng lọc sơ sinh.

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để thực hiện sàng lọc sơ sinh.

Vì vậy, các chuyên gia nhận định, tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.

Cụ thể, bằng việc sàng lọc trước sinh (khám định kỳ, siêu âm, xét nghiệm trong thời kỳ mang thai) sẽ giúp các cặp vợ chồng biết chính xác 80 – 90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường. Cùng với đó, sàng lọc sơ sinh (lấy máu gót chân trẻ 48 giờ sau sinh) nhằm phát hiện các bệnh suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh…

Thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ giúp ngành y tế can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật từ trong bụng mẹ và giúp trẻ sinh ra bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về lợi ích, ý nghĩa, các bước thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Tổng quan về sàng lọc trước sinh và sơ sinh" trên chuyên trang điện tử Giadinh.suckhoedoisong.vn vào lúc 9h30 ngày 20/12/2022.

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHÍA DƯỚI.

Giadinh.suckhoedoisong.vn

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Họ và tên

Email

Nội dung

Gửi

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/9h30-sang-20-12-giao-luu-truc-tuyen-tong-quan-ve-sang-loc-truoc-sinh-va-so-sinh-172221219111325835.htm