Giao thông phía Tây Hà Nội thế nào sau thông xe trục huyết mạch Lê Quang Đạo?

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài, kết nối quận Nam Từ Liêm và Hà Đông sau khi thông xe vào ngày 19/4 vừa qua đã giúp giảm tải cho các trục đường lân cận như Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Tùng Mậu, đường 32, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Dự án xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023 và vừa được đưa vào thông xe từ ngày 19/4. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỷ đồng. Điểm đầu là nút giao giữa đường Lê Quang Đạo (khu vực trụ sở Bộ Ngoại giao) và Đại lộ Thăng Long; điểm cuối tại nút giao với đường Lê Trọng Tấn, tiếp giáp khu đất dịch vụ Dương Nội (quận Hà Đông).

Dự án xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023 và vừa được đưa vào thông xe từ ngày 19/4. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỷ đồng. Điểm đầu là nút giao giữa đường Lê Quang Đạo (khu vực trụ sở Bộ Ngoại giao) và Đại lộ Thăng Long; điểm cuối tại nút giao với đường Lê Trọng Tấn, tiếp giáp khu đất dịch vụ Dương Nội (quận Hà Đông).

Tuyến đường có quy mô 6 làn xe, đạt tiêu chuẩn đường liên khu vực, tốc độ thiết kế 60 km/h. Mặt cắt ngang điển hình rộng 40m, riêng đoạn khớp nối với Đại lộ Thăng Long (dài khoảng 110m) có bề rộng lên tới 100m, với làn xe rộng rãi, dải phân cách giữa 3m và vỉa hè hai bên rộng 14,5m.

Tuyến đường có quy mô 6 làn xe, đạt tiêu chuẩn đường liên khu vực, tốc độ thiết kế 60 km/h. Mặt cắt ngang điển hình rộng 40m, riêng đoạn khớp nối với Đại lộ Thăng Long (dài khoảng 110m) có bề rộng lên tới 100m, với làn xe rộng rãi, dải phân cách giữa 3m và vỉa hè hai bên rộng 14,5m.

Lê Quang Đạo đóng vai trò là trục giao thông huyết mạch khu vực phía Tây Hà Nội, kết nối các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy. Việc thông xe tuyến đường này giúp giảm tải cho các trục đường lân cận như đại lộ Thăng Long, đường Hồ Tùng Mậu, đường 32, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Lê Quang Đạo đóng vai trò là trục giao thông huyết mạch khu vực phía Tây Hà Nội, kết nối các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy. Việc thông xe tuyến đường này giúp giảm tải cho các trục đường lân cận như đại lộ Thăng Long, đường Hồ Tùng Mậu, đường 32, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Ghi nhận của PV Báo Xây dựng vào hôm nay (21/4), trong ngày đầu tuần sau thông xe, người dân thong thả di chuyển trên tuyến đường dù giờ cao điểm. Trong ảnh điểm giao cắt với đường Đại Mỗ, một nhánh rẽ ra đường Tố Hữu. Khu vực này thường xuyên đông đúc phương tiện qua lại vào giờ cao điểm nhưng nay người dân di chuyển thuận tiện hơn.

Ghi nhận của PV Báo Xây dựng vào hôm nay (21/4), trong ngày đầu tuần sau thông xe, người dân thong thả di chuyển trên tuyến đường dù giờ cao điểm. Trong ảnh điểm giao cắt với đường Đại Mỗ, một nhánh rẽ ra đường Tố Hữu. Khu vực này thường xuyên đông đúc phương tiện qua lại vào giờ cao điểm nhưng nay người dân di chuyển thuận tiện hơn.

Người dân phấn khởi di chuyển trên con đường mới.

Người dân phấn khởi di chuyển trên con đường mới.

"Chúng tôi đi lại thấy rất thuận tiện đoạn từ Hà Đông lên đến Mễ Trì trên này, giảm được khoảng 20 phút so với trước phải đi đường vòng từ Tố Hữu, Sa Đôi trước đây", anh Nguyễn Nhật (Hà Đông, Hà Nội) cho hay.

"Chúng tôi đi lại thấy rất thuận tiện đoạn từ Hà Đông lên đến Mễ Trì trên này, giảm được khoảng 20 phút so với trước phải đi đường vòng từ Tố Hữu, Sa Đôi trước đây", anh Nguyễn Nhật (Hà Đông, Hà Nội) cho hay.

Tuyến đường có hạ tầng cây xanh, đèn điện chiếu sáng được đồng bộ.

Tuyến đường có hạ tầng cây xanh, đèn điện chiếu sáng được đồng bộ.

Hàng trăm cột đèn led được dựng dọc hai bên đường, ở giữa dải phân cách có thêm đèn trang trí.

Hàng trăm cột đèn led được dựng dọc hai bên đường, ở giữa dải phân cách có thêm đèn trang trí.

Toàn tuyến có vỉa hè rộng khoảng 5m, lát đá, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng.

Toàn tuyến có vỉa hè rộng khoảng 5m, lát đá, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng.

Tuyến đường có cầu vượt bắc qua sông Nhuệ. Đây được đánh giá là một trong những hạng mục mất nhiều thời gian thi công nhất.

Tuyến đường có cầu vượt bắc qua sông Nhuệ. Đây được đánh giá là một trong những hạng mục mất nhiều thời gian thi công nhất.

Việc đầu tư, nâng cấp và thông xe đường Lê Quang Đạo thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng sống của người dân. Việc thông xe tuyến đường phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Việc đầu tư, nâng cấp và thông xe đường Lê Quang Đạo thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng sống của người dân. Việc thông xe tuyến đường phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Lê Tươi

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/giao-thong-phia-tay-ha-noi-the-nao-sau-thong-xe-truc-huyet-mach-le-quang-dao-192250421215052237.htm