Giáo viên luyện nói hay tại THALIC: Học viên tử tế, thêm yêu nghề
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” - xã hội càng ngày càng đòi hỏi sự chu toàn của một người từ kỹ năng chuyên chuyên môn đến giao tiếp, ứng xử với người khác. Ở phương Tây có một khái niệm rất hay là “speak out” - tức là nói ra những điều mình muốn, mình nghĩ một cách thẳng thắn. Nhưng nói như thế nào cho hay, cho dễ nghe, dễ thuyết phục thì bản năng chúng ta không tự có được, phải đi học, phải trau dồi.
Là một học viện tiên phong trong việc luyện giọng nói, giao tiếp, thuyết trình, THALIC VOICE đã có gần 4 năm để đưa những khái niệm, tư duy mới mẻ này ra thị trường. Hơn 35.000 học viên của gần 2500 lớp học với nhiều người nổi tiếng như MC VTV Khánh Vy, VJ Phúc Thành Schannel, Youtuber Thiện Khiêm, TikToker Pít Ham Ăn, TikToker Mèo Trái Đất… Học viện THALIC VOICE hiện có 3 cơ sở đào tạo ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng như đào tạo qua Zoom cho học viên ở các tỉnh thành khác hoặc người Việt ở nước ngoài. Những con số này là minh chứng cho việc nghiêm túc kinh doanh, tập trung vào chất lượng khóa học và đầu ra cho học viên của đội ngũ THALIC VOICE, mà không thể không nhắc đến công lao giảng dạy của đội ngũ hơn 60 giáo viên, chuyên viên chuyên môn tại đây.
“Bên cạnh việc xây dựng quy trình làm việc là tiêu chuẩn đồng nhất giữa những người giảng dạy để đảm bảo cân bằng chất lượng, tôi luôn tôn trọng phong cách cá nhân để các giáo viên ở THALIC VOICE thoải mái truyền tải năng lượng tích cực đến học viên. Đào tạo với chúng tôi không đơn thuần là dạy và học, đó là sự kết nối giữa con người với con người, kết nối tri thức và cảm xúc. Học viên của THALIC được sống trong một môi trường mà họ được là chính mình, thoải mái phát huy những thế mạnh sẵn có và được đồng hành để cải thiện những điều chưa làm tốt” - Anh Nguyễn Hà Duy - CEO, Co-Founder của THALIC VOICE chia sẻ về phương châm đào tạo.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy của THALIC VOICE được đào tạo gắt gao và tuyển chọn kỹ càng từ các MC, biên tập viên, phát thanh viên… của các Đài truyền hình - Phát thanh như VTV, VTC, VOH, VOV, HTV… Họ đều là những người có ít nhất 4-5 năm kinh nghiệm dẫn chương trình từ sự kiện, truyền hình, giải trí… cho đến sở hữu bằng cấp, chứng chỉ đào tạo nghề bài bản. Nhiều người trong số đó là Thạc sĩ tâm lý, Thạc sĩ Báo chí… Điều đó đủ để chứng minh rằng, tiêu chuẩn đầu tàu đội ngũ đào tạo ở THALIC được đảm bảo ra sao.
Giáo viên Minh Anh tại cơ sở Hà Nội nói về việc dạy kỹ năng ở THALIC khó hay dễ: “Mình thường đến lớp với tâm thế là người truyền cảm hứng, mình chỉ đến và chân thành chia sẻ góc nhìn, trải nghiệm, cách mà mình hiểu về giáo án của THALIC nên mình chưa bao giờ thấy áp lực và thấy công việc này cả. Có ai cảm thấy khó khăn khi chân tình chia sẻ những điều có thể giúp ích cho người khác không? Mình thì không. Đặc biệt coi học viên như người thân cũng là một cách để việc truyền cảm hứng của mình trở nên thoải mái và gần gũi hơn.”
Việc được đi dạy một kỹ năng mới mẻ, lạ lẫm như luyện giọng nói với các giáo viên ở THALIC là một điều tuyệt vời. Kiến thức truyền tải cũng khác nhiều so với việc đi dạy các kỹ năng khác. Hơn hết, học viên đều là những người tử tế, vì thế, việc đi dạy mang lại cho họ nhiều trải nghiệm thú vị và khó quên.
Giáo viên Bảo Huệ - Thạc sĩ Tâm lý tâm sự rằng: “Có một lần mình nhận được lời chia sẻ rất chân thành từ một học viên, do ảnh hưởng từ nhỏ nên không tự tin giao tiếp, nói trước đám đông. Sau này đi làm, dù có chuyên môn giỏi nhưng không dám thể hiện bản thân, lỡ nhiều cơ hội thăng tiến. Sau khóa học thì học viên này đã tự tin và dũng cảm hơn để đối mặt với các vấn đề của mình.”
Hay như cô giáo Linh Chi (Chi Jun) kể lại: “Sau một năm học viên tốt nghiệp, bạn ấy quay lại cảm ơn vì nhờ việc cải thiện giọng đã giúp chinh phục tấm bằng Thạc sĩ và mở ra cơ hội với công việc MC.”
Không chỉ có những người đi làm, học viên nhỏ tuổi là các em học sinh, sinh viên cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đội ngũ đào tạo ở THALIC. Và đây là người mà cô giáo Thảo Uyên - Quán quân Én Vàng 2023 nhớ nhất: “Có một bạn học viên sinh năm 2008, ở buổi đầu tiên, bạn ấy khóc vì không thể đứng lên giới thiệu bản thân trước lớp. Mình đã tâm sự, hỏi han và lắng nghe bạn học viên này kỹ hơn, thậm chí cô trò có thường xuyên nói chuyện để tạo thêm sự gần gũi và thêm động lực. Và nhờ vậy, sau khóa học, bạn ấy đã nhận được chứng nhận “Học viên nỗ lực nhất” vì đã thoát kén thành bướm một cách ngoạn mục. Buổi tổng kết bạn có gặp mình, ôm và cảm ơn vì đã giúp bạn có được sự tự tin hơn trong giao tiếp và có thêm một kỹ năng mới để hỗ trợ trong việc học tập.”
Đối với Cao Trí - Giáo viên tại cơ sở Sài Gòn và cũng là Phóng viên - BTV tại Đài Tiếng Nói Việt Nam, BTV tại Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM nói về sự thay đổi của một bạn học viên lớp LEVEL 3 - Giọng nói Chuyên sâu và ứng dụng vào Thuyết trình: “Ngày đầu đến lớp, Huyền rụt rè và dường như không thể nhìn vào đám đông để nói chuyện. Đến ngày tổng kết, trong bài thuyết trình của mình, bạn ấy nhìn thẳng về phía khán giả và đặt ra những câu hỏi đanh thép. Lúc đó, tôi thật sự xúc động và bị nổi da gà. Bạn ấy này đã truyền tải thông điệp một cách quá rõ ràng, đến mức tôi không còn nhận ra đó là một bài thi. Cuối buổi, tôi đã nhìn cả lớp và thực sự rất biết ơn: “Cảm ơn lớp đã đồng hành cùng THALIC. Mong rằng, tôi sẽ gặp lại mọi người với tư cách là một khán giả trong tương lai”. Tôi tin rằng, mỗi học viên đều là một diễn giả tài năng và có khả năng thay đổi xã hội. Vấn đề là chưa có ai khơi dậy tiềm năng đó trong họ mà thôi.”
Và để có được những học viên tử tế, tuyệt vời như vậy, THALIC VOICE đã rất chú trọng tạo ra một môi trường tích cực để cả giáo viên và học viên đều có cơ hội phát triển bản thân, học hỏi lẫn nhau. Mỗi cá nhân đến với THALIC đều có một câu chuyện, một bài học và những điều tuyệt vời xứng đáng để noi theo. Điều tử tế của một môi trường làm việc có lẽ là giúp nhau cùng đi lên và hỗ trợ nhau cùng khắc phục những điều chưa tốt.
Sự thay đổi không ngừng của xã hội, với việc tiếp cận lực lượng làm việc GENZ hùng hậu, chính các giáo viên ở THALIC cũng nỗ lực ngày đêm để thích nghi với đội ngũ cá tính và đầy bản lĩnh này. Cô giáo Ngọc Anh nói rằng: “Vào THALIC, mình đã thay đổi hoàn toàn thái độ và cách làm việc với các đồng nghiệp GENZ. Mình nhận ra rằng việc kiên nhẫn lắng nghe và điều chỉnh cách truyền đạt thông tin đã giúp mình và các em kết nối tốt hơn, thay đổi tích cực hơn. Mình đã cố gắng thấu hiểu cách nghĩ của các em, đồng thời vẫn duy trì sự kỉ luật cần thiết. Cuối cùng, điều này đã giúp mình xây dựng được sự tôn trọng từ các đồng nghiệp GenZ.”
Hay như giáo viên Trang Hồ, BTV/MC tại VTV3, VTV1 lại đề cao tinh thần kỷ luật: “Kỷ luật – một giá trị mà mình thấm nhuần kể từ khi đồng hành cùng THALIC. Là một giáo viên, mình nhận ra rằng kỷ luật không chỉ là công cụ giúp bản thân phát triển mà còn là tấm gương để học viên noi theo. Kỷ luật trong việc đúng giờ, hoàn thành nhận xét bài tập, kiên trì đọc và học thêm mỗi ngày. Kỷ luật còn ở cách quản lý cảm xúc, giữ vững tinh thần tích cực và sự tận tâm trong từng buổi học. Nhờ THALIC, mình không chỉ giúp học viên trưởng thành mà chính mình cũng thay đổi từng chút một để tốt hơn mỗi ngày.”
Cô giáo Thảo Uyên nói về điều thay đổi nhiều nhất khi trở thành giáo viên: “Mình học được sự kiên trì và nhẫn nại. Vì mình là người có cá tính mạnh và có chút nóng tính nên dường như rất ít khi mình làm những việc rất lâu mới có kết quả, chính vì vậy đôi khi có những việc mình hay bỏ dở. Khi đi dạy, mình tập làm quen với sự nhẫn nại, nhẫn nại chỉnh sửa, nhẫn nại đồng hành cùng từng học viên một để tất cả mọi người tốt hơn từng ngày.”
Chính học viên ở THALIC cũng “dạy” lại giáo viên những điều hay ho, ở tính kiên trì và nỗ lực thay đổi bản thân bất chấp khoảng cách, thời tiết: “Điều THALIC thay đổi ở tôi đó chính là tính lưỡng lự. Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều khi đăng ký đi học các khóa học chuyên sâu trong ngành của mình. Khi dạy ở THALIC, tôi gặp các học viên chạy xe từ Sóc Trăng, Bến Tre, Vũng Tàu… đến TP Hồ Chí Minh học rồi lại chạy về. Sự khát khao thay đổi bản thân của họ đã thúc đẩy tôi hơn trong việc rèn luyện bản thân. Tôi tin rằng, dù bạn là ai, đang gặp vấn đề gì, chỉ cần bạn mong muốn thay đổi và học một cách nghiêm túc thì bạn sẽ làm được.” - Giáo viên Cao Trí nói.
Giáo viên Huy Thịnh - Một trong những giáo viên đầu tiên ở Sài Gòn chia sẻ rằng: “THALIC đã thay đổi mình thành một người năng động hơn, tin vào năng lượng và nội tại của mình. Mình đã tự tin “cho đi” nhiều hơn, theo phương diện một người có kinh nghiệm, một người luôn tiếp tục trau dồi bản thân để mang lại những điều quý giá cho học viên. Và đôi khi những điều nhỏ nhỏ trong cuộc sống cũng làm cho mọi người có những góc nhìn sâu sắc hơn, và nhiều khi mình học được từ chính học viên nhiều điều.”
Không chỉ dạy kỹ năng cho người lớn, THALIC cũng dạy cho rất nhiều bạn nhí, và để rèn luyện cho các bạn nhỏ thực sự không phải là điều dễ. “Một phần quan trọng trong công việc giáo viên nhí ở THALIC VOICE mà mình đã thay đổi rất nhiều là khả năng lắng nghe học viên. Mỗi một bạn nhỏ đều có những câu chuyện, băn khoăn và mơ ước riêng. Các bạn ý vẫn đang ở một độ tuổi mà mình luôn nói với các bạn rằng: Các bạn vẫn còn là trẻ con, đừng suy nghĩ phức tạp làm gì. Có điều gì các bạn không thể nói với bố mẹ, cứ chia sẻ với thầy, thầy sẽ luôn lắng nghe và cho các bạn lời khuyên chân thành nhất của một người “cũng từng là trẻ con”. Việc này đã giúp mình phát triển khả năng đồng cảm và thấu hiểu người khác. Mình học được cách không chỉ lắng nghe những gì các bạn nói mà còn cảm nhận được những cảm xúc và nỗi lo bên trong. Sự đồng cảm này thực sự giúp mình trở thành một giáo viên tốt hơn, cũng như sâu sắc hơn trong suy nghĩ” - Giáo viên dạy Nhí - Đức Minh nói.
Sự đồng cảm này thực sự giúp mình trở thành một giáo viên tốt hơn, cũng như sâu sắc hơn trong suy nghĩ.
“Điều tuyệt vời nhất mình nhận lại khi được là Giáo viên luyện giọng nói và kỹ năng cho mọi người đó là được học hỏi những điều mới mỗi ngày. Với mình thì cuộc sống sẽ ngừng lại khi chúng ta ngừng học. Và thực tế việc chia sẻ chính là cách để ta làm chủ kiến thức, ghi nhớ nó lâu hơn và học hỏi được từ những người xung quanh nhiều hơn. Mỗi lớp học mình lại được gặp gỡ học viên với nền tảng, lứa tuổi, ngành nghề khác nhau. Điều đó giúp mình được mở mang về những điều mình chưa biết, chưa nghe hay chưa từng nghĩ tới.” Chia sẻ trên của giáo viên Chi Jun cũng chính là điều mà các giáo viên ở THALIC cảm nhận được khi đi dạy.
Cô giáo Ngọc Anh lại trân quý từng cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ và đóng góp 1 phần công sức, tâm huyết nhỏ của mình vào hành trình nâng cấp, phát triển bản thân của mỗi học viên khi đến với THALIC. Ngọc Anh luôn tự tâm niệm rằng thành công không chỉ đến từ việc kiếm được bao nhiêu tiền mà còn là cách chúng ta thay đổi cuộc sống của người khác nữa.
Còn với cô giáo Hải Yến, điều tuyệt vời nhất cô nhận được khi là một giáo viên đó là sự tôn trọng và yêu thương của học viên: “Nhìn thấy sự tiến bộ rõ rệt của mọi người cũng là động lực lớn cho mình trong công việc này: Từ học viên từng mắc trầm cảm giờ đã tích cực hơn rất nhiều; một giáo viên còn tự ti giờ đã tự tin làm MC hay chủ trì các buổi họp phụ huynh hiệu quả; một thành viên buổi đầu nói không ra hơi giờ đã có một giọng nói chắc và khỏe hơn rất nhiều,… Mình cảm thấy vui và tự hào vô cùng khi đã góp được một phần công sức để giúp mọi người tiến bộ, từ đó có thể phát triển hơn trong công việc, cuộc sống.”
Thế mới thấy, việc đi dạy đâu chỉ dừng lại ở thầy dạy trò, chính trò cũng dạy thầy nhiều điều tích cực, ý nghĩa trong cuộc sống. Vì cuộc sống này, mỗi người một thế mạnh, mỗi người có một câu chuyện, một hành trình đã trải qua. Ai cũng có những điều hay ho để người khác có thể học.
Việc trở thành một người thầy, trách nhiệm lớn lao chính ra thúc đẩy được năng lực bên trong còn ẩn giấu của học trò. Và để làm được điều đó, họ phải kỷ luật, phải bản lĩnh, phải yêu thương, phải học cách lắng nghe, phải nhẫn nại.
Ngày 20/11, chúc cho tất cả những ai được gọi là thầy - luôn tự hào về hành trình của mình, vì chính các thầy cô đang giúp cho cuộc sống này thêm màu sắc hơn, tươi đẹp hơn, bên cạnh tri thức còn lại vẻ đẹp tâm hồn và sự tử tế trong từng lời ăn tiếng nói, từng hành động, thái độ với học trò.
Thực hiện: Quỳnh Hoa - Xuân Ly - Anh Thư
Ảnh: THALIC
Thiết kế: Tùng Quân