Giáo viên vùng sâu, vùng xa nhận lương hơn 35 triệu đồng mỗi tháng

Một giáo viên bậc trung học phổ thông ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nhận được lương mới và các khoản phụ cấp theo lương hơn 35 triệu đồng/tháng, thu nhập này là toàn xứng đáng với công sức và sự cống hiến của thầy cô giáo.

Giáo viên vùng sâu, vùng xa có thâm niên được nhận tiền lương xứng đáng

Theo đó, giáo viên này giữ chức danh nghề nghiệp là giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15, có hệ số lương 4,98 (bậc 9). Hệ số lương 4,98 x mức lương cơ sở 2,340.000 đồng = 11.653.200 đồng.

Giáo viên này có thâm niên nghề 23%, tương đương 1.1454000 đồng x 2340.000 đồng = 2.680.236 đồng. Cùng với đó là phụ cấp thu hút 70% tương đương 3.486.000 đồng x 2.340.000 đồng = 8.157.240 đồng.

Bên cạnh đó là phụ cấp đặc biệt 30%, tương đương 1.494.000 đồng x 2.340.000 đồng = 3.495.960 đồng. Phụ cấp khu vực 0,7 x 2.340.000 đồng = 1.638.000 đồng. Phụ cấp ưu đãi 70%, tương đương 3.486.000 đồng x 2.340.000 đồng = 8.157.240 đồng.

Cộng các khoản lương và phụ cấp theo lương, giáo viên này có tổng thu nhập 35.781.876 đồng/tháng. Mức thu nhập này hoàn toàn xứng đáng với công sức và sự cống hiến của thầy cô giáo đã bỏ ra.

Giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn so với các đồng nghiệp dạy ở vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi. Chỉ riêng việc đi lại, có giáo viên đã từng chia sẻ, về mùa mưa nước chảy xiết nhưng thầy cô giáo phải lội qua suối. Giáo viên đến nơi thì người lạnh tím, vội vàng thay quần áo để kịp lên lớp giảng bài.

Chưa kể, vào mùa mưa học sinh nghỉ học rất nhiều nên giáo viên phải đi vận động các em đến lớp. Để đưa học sinh qua suối, giáo viên phải cõng từng em một. Nếu không có lòng yêu thương học trò, sự tận tâm với nghề, thì có lẽ chẳng giáo viên nào đủ sức để bám trụ dạy học ở các vùng sâu, vùng xa.

Trong khi đó, nhiều năm qua chính sách đối với giáo viên vùng cao còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian được luân chuyển là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Tuy nhiên, nhiều giáo viên mặc dù đã đủ điều kiện nhưng họ vẫn không có chỗ để chuyển đi và cũng không được sắp xếp.

Chế độ giáo viên giảng dạy vùng khó khăn được quy định ra sao?

Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về các loại phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên công tác ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

Được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau: Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó giáo viên công tác ở vùng khó khăn còn các khoản hỗ trợ tàu xe, phụ cấp lưu động,… theo Nghị định quy định của Chính phủ.

Ly Hương

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/giao-vien-vung-sau-vung-xa-nhan-luong-hon-35-trieu-dong-moi-thang-179240824181734004.htm