Giật mình 'thủ phạm' khiến trùm Hitler suýt chết thời Thế chiến 1

Trước khi để ria mép 'bàn chải đánh răng', trùm phát xít Hitler từng có một bộ râu dài. Thế nhưng, vì để bộ râu dài như vậy mà y suýt chết trong Thế chiến 1 do không thể đeo vừa mặt nạ phòng độc.

 Trùm phát xít Hitler là nhà độc tài khét tiếng thế giới. Trong thời gian nắm quyền ở Đức những năm 1930 - 1940, y đã gây ra hàng loạt tội ác rùng rợn như khơi mào Thế chiến 2, thực hiện cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người Do Thái...

Trùm phát xít Hitler là nhà độc tài khét tiếng thế giới. Trong thời gian nắm quyền ở Đức những năm 1930 - 1940, y đã gây ra hàng loạt tội ác rùng rợn như khơi mào Thế chiến 2, thực hiện cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người Do Thái...

Khi tìm hiểu về cuộc đời nhà độc tài Hitler, các chuyên gia phát hiện y từng suýt chết trong Thế chiến 1. Nếu như trùm phát xít này mất mạng khi ấy khi có lẽ lịch sử nhân loại đã có thể khác hoàn toàn.

Khi tìm hiểu về cuộc đời nhà độc tài Hitler, các chuyên gia phát hiện y từng suýt chết trong Thế chiến 1. Nếu như trùm phát xít này mất mạng khi ấy khi có lẽ lịch sử nhân loại đã có thể khác hoàn toàn.

Cụ thể, sau khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra vào năm 1914, Hitler nộp đơn xin nhập ngũ và được phân về trung đoàn Dự bị Bavaria của vương quốc Bayern - một phần của Đế chế Đức.

Cụ thể, sau khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra vào năm 1914, Hitler nộp đơn xin nhập ngũ và được phân về trung đoàn Dự bị Bavaria của vương quốc Bayern - một phần của Đế chế Đức.

Sau đó, đơn vị của Hitler tham gia trận chiến Ypres đầu tiên, trận Arras, trận Passchendaele, trận Somme...

Sau đó, đơn vị của Hitler tham gia trận chiến Ypres đầu tiên, trận Arras, trận Passchendaele, trận Somme...

Trong một trận chiến tại Bỉ vào năm 1918, Hitler khi ấy là một hạ sĩ trẻ đã bị thương vì khí mù tạt của đối phương. Sự kiện này khiến y bị mù tạm thời.

Trong một trận chiến tại Bỉ vào năm 1918, Hitler khi ấy là một hạ sĩ trẻ đã bị thương vì khí mù tạt của đối phương. Sự kiện này khiến y bị mù tạm thời.

Vì vậy, Hitler được đưa tới một bệnh viện của quân đội Đức gần đó để điều trị. Sau một thời gian, Hitler phục hồi và tiếp tục chiến đấu.

Vì vậy, Hitler được đưa tới một bệnh viện của quân đội Đức gần đó để điều trị. Sau một thời gian, Hitler phục hồi và tiếp tục chiến đấu.

Điều khiến các chuyên gia bất ngờ khi tìm hiểu là Hitler từng để một bộ râu dài vào thời điểm trên. Khi đối phương sử dụng khí mù tạt tấn công, do bộ râu cồng kềnh nên Hitler không thể đeo vừa mặt nạ phòng độc.

Điều khiến các chuyên gia bất ngờ khi tìm hiểu là Hitler từng để một bộ râu dài vào thời điểm trên. Khi đối phương sử dụng khí mù tạt tấn công, do bộ râu cồng kềnh nên Hitler không thể đeo vừa mặt nạ phòng độc.

Do đó, Hitler tiếp xúc với khí mù tạt nhưng không nghiêm trọng đến mức tử vong như nhiều đồng đội.

Do đó, Hitler tiếp xúc với khí mù tạt nhưng không nghiêm trọng đến mức tử vong như nhiều đồng đội.

Sau lần chết hụt đó, Hitler cạo bộ râu "cồng kềnh" để có thể đeo vừa mặt nạ phòng độc trong trường hợp đối phương tấn công bằng khí mù tạt.

Sau lần chết hụt đó, Hitler cạo bộ râu "cồng kềnh" để có thể đeo vừa mặt nạ phòng độc trong trường hợp đối phương tấn công bằng khí mù tạt.

Dù vậy, Hitler muốn để ria nên quyết định nuôi ria mép "bàn chải đánh răng". Theo đó, thói quen này được y duy trì suốt nhiều năm. Hình ảnh của Hitler gắn liền với bộ ria mép độc, lạ này cho đến khi tự sát ở hầm ngầm tại Berlin năm 1945.

Dù vậy, Hitler muốn để ria nên quyết định nuôi ria mép "bàn chải đánh răng". Theo đó, thói quen này được y duy trì suốt nhiều năm. Hình ảnh của Hitler gắn liền với bộ ria mép độc, lạ này cho đến khi tự sát ở hầm ngầm tại Berlin năm 1945.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo War History Online)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giat-minh-thu-pham-khien-trum-hitler-suyt-chet-thoi-the-chien-1-1751259.html