Giật mình vật thể lạ tạo ra từ vụ thử hạt nhân của Mỹ

Tháng 7/1945, Quân đội Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên ở New Mexico. Đến những năm 1980, các chuyên gia phát hiện vụ nổ này đã vô tình tạo ra một vật liệu mới giống như thủy tinh gọi là Trinitite.

Quân đội Mỹ thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên mang mật danh “Trinity” ở New Mexico vào lúc 5h29 sáng ngày 16/7/1945. Nguyên mẫu vũ khí nguyên tử này được gọi là "Gadget" được kích nổ và giải phóng năng lượng tương đương khoảng 21.000 tấn TNT.

Quân đội Mỹ thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên mang mật danh “Trinity” ở New Mexico vào lúc 5h29 sáng ngày 16/7/1945. Nguyên mẫu vũ khí nguyên tử này được gọi là "Gadget" được kích nổ và giải phóng năng lượng tương đương khoảng 21.000 tấn TNT.

Theo đó, vụ nổ bom nguyên tử này đã tạo ra quả cầu lửa hình nấm khổng lồ, làm "bốc hơi" tòa nhà cao 30 mét và nhiều kilomet dây đồng nối giữa các thiết bị.

Theo đó, vụ nổ bom nguyên tử này đã tạo ra quả cầu lửa hình nấm khổng lồ, làm "bốc hơi" tòa nhà cao 30 mét và nhiều kilomet dây đồng nối giữa các thiết bị.

Đến những năm 1980, các chuyên gia phát hiện vụ thử “Trinity” đã vô tình tạo ra một vật liệu mới là Trinitite - đặt theo tên vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên.

Đến những năm 1980, các chuyên gia phát hiện vụ thử “Trinity” đã vô tình tạo ra một vật liệu mới là Trinitite - đặt theo tên vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên.

Các nhà khoa học cho hay bên trong Trinitite có một dạng vật chất hiếm được gọi là “giả tinh thể” (quasicrystal).

Các nhà khoa học cho hay bên trong Trinitite có một dạng vật chất hiếm được gọi là “giả tinh thể” (quasicrystal).

Thay vì các nguyên tử được sắp xếp theo một mô hình lặp lại ở cả ba chiều như các tinh thể thông thường trong tự nhiên, giả tinh thể có các nguyên tử không được sắp xếp theo một mô hình tuần hoàn.

Thay vì các nguyên tử được sắp xếp theo một mô hình lặp lại ở cả ba chiều như các tinh thể thông thường trong tự nhiên, giả tinh thể có các nguyên tử không được sắp xếp theo một mô hình tuần hoàn.

Một số Trinitite hình thành trong vụ thử hạt nhân “Trinity” năm 1945 có đối xứng quay 5 lần. Điều này có nghĩa là các nguyên tử được sắp xếp để tạo thành hình dạng của một chất rắn 20 mặt được gọi là icosahedron.

Một số Trinitite hình thành trong vụ thử hạt nhân “Trinity” năm 1945 có đối xứng quay 5 lần. Điều này có nghĩa là các nguyên tử được sắp xếp để tạo thành hình dạng của một chất rắn 20 mặt được gọi là icosahedron.

Trinitite hình thành từ cát nóng chảy do lượng nhiệt năng khổng lồ mà vụ nổ bom hạt nhân giải phóng. Theo ước tính, vụ nổ làm tăng nhiệt độ không khí ở vùng trung tâm lên khoảng 4.982 độ C.

Trinitite hình thành từ cát nóng chảy do lượng nhiệt năng khổng lồ mà vụ nổ bom hạt nhân giải phóng. Theo ước tính, vụ nổ làm tăng nhiệt độ không khí ở vùng trung tâm lên khoảng 4.982 độ C.

Vụ nổ vũ khí nguyên tử này đã làm bắn những khối cát lên bầu trời, "nấu" chúng trong quả cầu lửa khổng lồ trước khi rơi xuống dưới dạng chất lỏng. Khi chạm tới mặt đất, chúng nguội đi và tạo thành vật liệu giống thủy tinh. Đó chính là Trinitite mà các nhà khoa học tìm thấy.

Vụ nổ vũ khí nguyên tử này đã làm bắn những khối cát lên bầu trời, "nấu" chúng trong quả cầu lửa khổng lồ trước khi rơi xuống dưới dạng chất lỏng. Khi chạm tới mặt đất, chúng nguội đi và tạo thành vật liệu giống thủy tinh. Đó chính là Trinitite mà các nhà khoa học tìm thấy.

Theo các chuyên gia, Trinitite có thể có nhiều màu sắc khác nhau như: xám, xanh lá cây, đỏ. Họ cho rằng, mỗi màu của Trinitite được tạo ra bởi những vật liệu khác nhau trong quả bom, cũng như các hạt nhân phóng xạ khác nhau hình thành trong quá trình kích nổ.

Theo các chuyên gia, Trinitite có thể có nhiều màu sắc khác nhau như: xám, xanh lá cây, đỏ. Họ cho rằng, mỗi màu của Trinitite được tạo ra bởi những vật liệu khác nhau trong quả bom, cũng như các hạt nhân phóng xạ khác nhau hình thành trong quá trình kích nổ.

Trong đó, Trinitite xanh có thể hình thành từ vật liệu làm vỏ bom, trong khi Trinitite đỏ có thể bắt nguồn từ hệ thống dây bằng đồng.

Trong đó, Trinitite xanh có thể hình thành từ vật liệu làm vỏ bom, trong khi Trinitite đỏ có thể bắt nguồn từ hệ thống dây bằng đồng.

Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Dailystar)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giat-minh-vat-the-la-tao-ra-tu-vu-thu-hat-nhan-cua-my-1883995.html