Giật mình với loài 'rắn có chân', Việt Nam có ở khắp nơi

Những chiếc chân của thằn lằn chân ngắn rất yếu, hầu như nó không nâng đỡ nổi cơ thể mà chỉ có vai trò hỗ trợ khi con vật di chuyển bằng cách trườn bò.

Thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae), thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) được coi là một trong những loài thằn lằn kỳ lạ nhất thế giới. Ảnh: W.A. Djatmiko.

Thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae), thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) được coi là một trong những loài thằn lằn kỳ lạ nhất thế giới. Ảnh: W.A. Djatmiko.

Đặc điểm nhận dạng loài thằn lằn này là kích thước nhỏ, cơ thể thuôn dài như rắn với chiều dài đầu và thân 7-8 cm, tổng chiều dài gồm cả đuôi là 15 cm. Ảnh: IUCN SSC Skink Specialist Group on X.

Đặc điểm nhận dạng loài thằn lằn này là kích thước nhỏ, cơ thể thuôn dài như rắn với chiều dài đầu và thân 7-8 cm, tổng chiều dài gồm cả đuôi là 15 cm. Ảnh: IUCN SSC Skink Specialist Group on X.

Từ cơ thể chúng "mọc" ra những chiếc chân ngắn nhỏ xíu, mỗi chân có 5 ngón, khiến loài thằn lằn này trông như "rắn có chân". Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Từ cơ thể chúng "mọc" ra những chiếc chân ngắn nhỏ xíu, mỗi chân có 5 ngón, khiến loài thằn lằn này trông như "rắn có chân". Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Những chiếc chân của thằn lằn chân ngắn rất yếu, hầu như không nâng đỡ nổi cơ thể mà chỉ có vai trò hỗ trợ khi con vật di chuyển bằng cách trườn bò. Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Những chiếc chân của thằn lằn chân ngắn rất yếu, hầu như không nâng đỡ nổi cơ thể mà chỉ có vai trò hỗ trợ khi con vật di chuyển bằng cách trườn bò. Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Theo các nhà động vật học, trong số các loài thằn lằn thuộc chi Lygosoma, thằn lằn chân ngắn là loài tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang. Ảnh: iNaturalist.

Theo các nhà động vật học, trong số các loài thằn lằn thuộc chi Lygosoma, thằn lằn chân ngắn là loài tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang. Ảnh: iNaturalist.

Chúng thường được tìm thấy chui rúc và kiếm ăn trong lớp thảm mục thực vật trong rừng và thỉnh thoảng gặp chúng ở các khúc gỗ mục, khu vực dân cư hay đất nông nghiệp. Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Chúng thường được tìm thấy chui rúc và kiếm ăn trong lớp thảm mục thực vật trong rừng và thỉnh thoảng gặp chúng ở các khúc gỗ mục, khu vực dân cư hay đất nông nghiệp. Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Hoạt động ban ngày, thằn lằn chân ngắn săn tìm mồi là mối, ấu trùng và nhiều động vật không xương sống nhỏ bé khác. Ảnh: Techno-Science.

Hoạt động ban ngày, thằn lằn chân ngắn săn tìm mồi là mối, ấu trùng và nhiều động vật không xương sống nhỏ bé khác. Ảnh: Techno-Science.

Về mặt sinh sản, mỗi lứa thằn lằn cái sinh đẻ từ 2 hoặc 3 trứng. Trứng sẽ nở sau năm tuần. Ảnh: W.A. Djatmiko.

Về mặt sinh sản, mỗi lứa thằn lằn cái sinh đẻ từ 2 hoặc 3 trứng. Trứng sẽ nở sau năm tuần. Ảnh: W.A. Djatmiko.

Tại Việt Nam, thằn lằn chân ngắn sinh sống hầu khắp cả nước. Chúng được ghi nhận từ vùng đồng bằng cho đến cho đến độ cao 1.000 mét (Vườn quốc gia Tam Đảo). Ảnh: iNaturalist.

Tại Việt Nam, thằn lằn chân ngắn sinh sống hầu khắp cả nước. Chúng được ghi nhận từ vùng đồng bằng cho đến cho đến độ cao 1.000 mét (Vườn quốc gia Tam Đảo). Ảnh: iNaturalist.

Trên thế giới, loài thằn lằn nhỏ kỳ lạ này hiện diện ở nhiều nơi trong khu vực Đông nam Á, gồm cả các hải đảo, và miền Nam Trung Quốc. Ảnh: W.A. Djatmiko.

Trên thế giới, loài thằn lằn nhỏ kỳ lạ này hiện diện ở nhiều nơi trong khu vực Đông nam Á, gồm cả các hải đảo, và miền Nam Trung Quốc. Ảnh: W.A. Djatmiko.

Về tình trạng bảo tồn, loài bò sát này nằm trong diện thiếu dữ liệu. Số lượng của chúng đang suy giảm ở nhiều nơi do sự mở rộng địa bàn sinh sống của con người. Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Về tình trạng bảo tồn, loài bò sát này nằm trong diện thiếu dữ liệu. Số lượng của chúng đang suy giảm ở nhiều nơi do sự mở rộng địa bàn sinh sống của con người. Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giat-minh-voi-loai-ran-co-chan-viet-nam-co-o-khap-noi-2009204.html