Giật mình ý tưởng dùng gà 'sưởi ấm' mìn hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

Trong Chiến tranh Lạnh, quân đội Anh bí mật triển khai Chiến dịch Công Xanh (Operation Blue Peacock). Là một phần trong chiến dịch này, Anh dự định bố trí gà sống cùng thức ăn vào bên trong để giúp mìn hạt nhân không bị đông cứng.

Sau khi Mỹ khiến thế giới chấn động khi sử dụng bom hạt nhân tại Nhật Bản vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, một số nước đã bước vào cuộc đua phát triển vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp. Trong đó, vào những năm 1950, quân đội Anh đã nghiên cứu và lên kế hoạch chế tạo 10 quả mìn hạt nhân.

Sau khi Mỹ khiến thế giới chấn động khi sử dụng bom hạt nhân tại Nhật Bản vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, một số nước đã bước vào cuộc đua phát triển vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp. Trong đó, vào những năm 1950, quân đội Anh đã nghiên cứu và lên kế hoạch chế tạo 10 quả mìn hạt nhân.

Theo thiết kế, những quả mìn hạt nhân của Anh có sức công phá mạnh gấp 5 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản.

Theo thiết kế, những quả mìn hạt nhân của Anh có sức công phá mạnh gấp 5 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản.

Giới chức Anh dự định bố trí số mìn hạt nhân này tại các khu vực ở Tây Đức để đề phòng một cuộc chiến có thể nổ ra với Liên Xô. Những quả mìn hạt nhân của Anh có thể được chôn dưới lòng đất hoặc để lộ thiên. Chúng được kích nổ bằng dây dẫn dài 4,8 km hoặc thiết bị hẹn giờ.

Giới chức Anh dự định bố trí số mìn hạt nhân này tại các khu vực ở Tây Đức để đề phòng một cuộc chiến có thể nổ ra với Liên Xô. Những quả mìn hạt nhân của Anh có thể được chôn dưới lòng đất hoặc để lộ thiên. Chúng được kích nổ bằng dây dẫn dài 4,8 km hoặc thiết bị hẹn giờ.

Để ngăn đối phương vô hiệu hóa mìn hạt nhân, các kỹ sư Anh còn lắp đặt thêm thiết bị chống can thiệp bên trong quả mìn. Nếu vỏ mìn bị đạn bắn xuyên qua hoặc ai đó di chuyển chúng hay đổ đầy nước vào bên trong, mìn sẽ tự nổ sau khoảng 10 giây.

Để ngăn đối phương vô hiệu hóa mìn hạt nhân, các kỹ sư Anh còn lắp đặt thêm thiết bị chống can thiệp bên trong quả mìn. Nếu vỏ mìn bị đạn bắn xuyên qua hoặc ai đó di chuyển chúng hay đổ đầy nước vào bên trong, mìn sẽ tự nổ sau khoảng 10 giây.

Vào tháng 7/1957, quân đội Anh lên kế hoạch chuyển 10 quả mìn hạt nhân cho các lực lượng đóng tại Tây Đức. Tuy nhiên, vấn đề mà họ gặp phải là số vũ khí này có thể không hoạt động nếu thời tiết quá lạnh.

Vào tháng 7/1957, quân đội Anh lên kế hoạch chuyển 10 quả mìn hạt nhân cho các lực lượng đóng tại Tây Đức. Tuy nhiên, vấn đề mà họ gặp phải là số vũ khí này có thể không hoạt động nếu thời tiết quá lạnh.

Là một phần trong Chiến dịch Công Xanh (Operation Blue Peacock), các kỹ sư của Anh đã nảy ra ý tưởng dùng gà sống để giúp mìn hạt nhân không bị đông cứng, khó kích nổ trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.

Là một phần trong Chiến dịch Công Xanh (Operation Blue Peacock), các kỹ sư của Anh đã nảy ra ý tưởng dùng gà sống để giúp mìn hạt nhân không bị đông cứng, khó kích nổ trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.

Theo kế hoạch này, những con gà sẽ được thả vào trong vỏ của quả mìn cùng thức ăn. Theo đó, những con vật này vẫn sẽ sống sót và không mổ vào hệ thống dây dẫn. Các chuyên gia ước tính những con gà có thể sống sót trong 7 ngày khi ở không gian kín như vậy.

Theo kế hoạch này, những con gà sẽ được thả vào trong vỏ của quả mìn cùng thức ăn. Theo đó, những con vật này vẫn sẽ sống sót và không mổ vào hệ thống dây dẫn. Các chuyên gia ước tính những con gà có thể sống sót trong 7 ngày khi ở không gian kín như vậy.

Nhiệt lượng tỏa ra từ những con gà sẽ giúp mìn hạt nhân hoạt động bình thường dù bị chôn xuống đất 1 tuần trong thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống quá thấp.

Nhiệt lượng tỏa ra từ những con gà sẽ giúp mìn hạt nhân hoạt động bình thường dù bị chôn xuống đất 1 tuần trong thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống quá thấp.

Thế nhưng, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Bộ Quốc phòng Anh đã hủy chiến dịch Công Xanh vào tháng 2/1958 vì lo ngại đặt mìn hạt nhân ở Tây Đức sẽ trở thành thách thức lớn về mặt chính trị cũng như các vụ nổ mìn hạt nhân sẽ dẫn tới bụi phóng xạ bị phát tán gây nguy hiểm lớn cho con người.

Thế nhưng, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Bộ Quốc phòng Anh đã hủy chiến dịch Công Xanh vào tháng 2/1958 vì lo ngại đặt mìn hạt nhân ở Tây Đức sẽ trở thành thách thức lớn về mặt chính trị cũng như các vụ nổ mìn hạt nhân sẽ dẫn tới bụi phóng xạ bị phát tán gây nguy hiểm lớn cho con người.

Vậy nên, Quân đội Anh chỉ sản xuất 2 quả mình hiện nhân. Hiện chúng được Lực lượng Vũ khí Hạt nhân (AWE) trưng bày làm hiện vật lịch sử thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Vậy nên, Quân đội Anh chỉ sản xuất 2 quả mình hiện nhân. Hiện chúng được Lực lượng Vũ khí Hạt nhân (AWE) trưng bày làm hiện vật lịch sử thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giat-minh-y-tuong-dung-ga-suoi-am-min-hat-nhan-thoi-chien-tranh-lanh-1872366.html