Giày thể thao của văn hóa 'Terrace' và con đường tới đỉnh cao sneakergame
Thời trang những năm 80s nổi danh với những đôi giày thể thao mang thiết kế đơn giản và linh hoạt. Không chỉ đơn giản là một xu hướng, chúng còn đại diện cho một thời văn hóa 'terrace' hưng thịnh. Tuy vậy, để bước lên đỉnh cao của 'sneakergame', đó còn là cả một chặng đường dài đầy những thăng trầm và thịnh suy.
Ở châu Âu, khi đề cập tới thuật ngữ “terrace” hay “casual”, bạn đã chạm ngõ một tiểu văn hóa hiện hữu ở các sân vận động, nơi diễn ra những trận cầu gay cấn, sôi động thường niên.
“Terrace” hay “hành lang” là địa điểm người hâm mộ môn thể thao vua đứng chờ trước khi được bước chân lên khu vực khán đài của sân vận động.
Còn “casual” chính là phong cách ăn mặc thoải mái, năng động của họ khi tới nơi đây. Vì vậy, khi adidas tái ra mắt dòng giày thể thao Trimm Trab với phối màu nguyên bản, đế chế thể thao nước Đức biết rằng họ đang góp phần hồi sinh một trào lưu văn hóa “hành lang” hùng mạnh trong quá khứ.
Được ra mắt vào năm 1975 như là một phần của chiến dịch vận động người dân Tây Đức tích cực tập thể dục nhiều hơn, vào đầu những năm 80s giày thể thao Trimm Trab đã trở thành thiết kế giày bóng đá chuẩn mực cho các đội bóng châu Âu.
Sau đó, các thương hiệu lớn như FILA, Sergio Tacchini, Ellesse, Stone Island hay Lacoste cũng đồng loạt cho ra những thiết kế tương tự. Trên thực tế, cho tới ngày nay, vẫn có một sự liên kết giữa nền văn hóa “hành lang” và đôi Trimm Trab.
“Trabs” là một từ lóng ngụ ý chỉ giày thể thao tại Liverpool, một trong những thành phố ưa chuộng bộ môn sân cỏ nhất Vương quốc Anh và cũng là một trung tâm lớn của thời trang “casual”.
Trong phiên bản remake bộ phim về Hooligan (những người hâm mộ cuồng nhiệt của bóng đá tới mức tiêu cực) là The Firmcủa đạo diễn Nike Love vào năm 2009, Bex – đội trưởng đội bóng West Ham United đã thử một đôi giày Trimm Trabs trong của hàng. Trong lúc đang thắt dây, cậu bé quay qua nói chuyện với Dom, nhân vật nam chính rằng: “Chỉ có duy nhất một đôi giày thể thao mà thôi.”
Và mặc dù có rất nhiều thiết kế giày bóng đá cổ điển được người dân thuộc văn hóa “hành lang” thời điểm đó ưa chuộng, thì một đoạn thoại nho nhỏ này thôi cũng đủ thể hiện đẳng cấp của Trimm Trab – đôi giày thể thao thời trang đầu tiên tại châu Âu.
Và Trimm Trab cũng không phải là đôi giày bóng đá duy nhất trở thành đôi giày thể thao thời trang gây sốt. Vài năm trước đây cái tên Stan Smith từng in dấu trên khắp các con phố châu Âu.
Paris mùa Hè năm 2015 là thời điểm mà tưởng như mỗi người đều sở hữu cho mình ít nhất một đôi giày biểu tượng môn quần vợt này vậy.
Năm 2014, đôi Stan Smith được tái ra mắt sau hai năm vắng bóng trên thị trường giày thể thao thế giới. Và tờ i-D đã có những phát biểu về cái tên này thời điểm đó như sau:“Vị thế của Stan Smith đối với giày thể thao giống như là thương hiệu Levi’s với quần jeans và Instagram của Kim Kardashian với những bức hình selfies vậy:chúng là chuẩn mực cơ bản nhất của mỗi lĩnh vực.”
Khi tôi mua đôi giày đầu tiên vào năm 2007, những người chọn cho mình đôi giày cổ điển này đa phần là những người với gu ăn mặc cố hữu, không thay đổi gì từ những năm 80s, hoặc họ hướng tới sự năng động, linh hoạt, thoải mái như chính tôi vậy. Nhưng với phiên bản Stan Smith 2014, được NTK Raf Simons thổi vào những chấm phá đương đại, thời trang hơn; và cơn sốt giày thể thao thời trang bùng nổ.
Mặc dù chưa có thiết kế giày thể thao nào sau đó đạt được cái tầm bùng nổ như Stan Smith, ở thời điểm hiện tại, adidas Gazelle có lẽ là phiên bản chạm ngưỡng gần nhất. Dòng sản phẩm Vintage Suede pack ra mắt vào năm 2016 cũng thành công trong việc truyền tải những tinh thần của thời trang thập niên 60s với ba phối màu cổ điển đầy tinh tế.
Giống như những gì Trimm Trab và Stan Smith đã làm được, Gazelle là sự hiện hữu của văn hóa “hành lang” những năm 80s và sự hồi sinh của kỷ nguyên Britpop những năm 90s, với Noel Gallagher là người đi đầu phong cách. Và anh em nhà Gallagher – những người đứng đằng sau sự thành công của Gazelle, là người hâm mộ cuồng nhiệt của CLB Man City. Và có lẽ, họ cũng chính là những con người nỗ lực nhiều hơn ai hết để mang thứ văn hóa “hành lang” hòa nhập hơn với văn hóa đại chúng.
Nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra rằng những cái tên kể trên đều đến từ adidas. Và đó là chưa đề cập đến BST adidas Originals SPEZIAL – một nguồn ảnh hưởng lớn đến sự hồi sinh của thời trang “hành lang”.
Cái tên nổi bật nhất thời kỳ này phải kể đến đôi Samba, đôi giày thể thao phổ biến với người hâm mộ tại Liverpool tới mức, vào năm 2011, họ đã sơn một đôi giày vàng và gửi tặng đến cầu thủ được yêu thích nhất mùa giải.
Hình ảnh “ba đường kẻ sọc” đại diện cho một đế chế thể thao lớn nhất nhì trong làng túc cầu, nhưng họ không phải là cái tên duy nhất trong ngành công nghiệp này. Những năm gần đây, thương hiệu Reebok cũng đã trở lại với sự hợp tác cùng hai cái tên nổi bật của thời trang đường phố là Palace và Gosha Rubchinskiy.
Trước khi phong cách thời trang “casual” của văn hóa “hành lang” trở nên thịnh hành, những Hooligans Anh thường chọn cho mình đôi boots Dr. Martens thay vì giày thể thao thông thường. Tuy nhiên, cũng như cái cách hoạt động trao đổi hàng hóa trở nên phát triển nhờ vào việc mở cửa của thị trường châu Âu, sự chuyển hướng qua những đôi giày thể thao của giới “hành lang” được thúc đẩy một phần bởi những yếu tố môi trường, hoàn cảnh và thương mại.
Với những người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, những cuộc xô xát, ẩu đả giữa “fan” của các clb khác nhau trước của sân vận động là một thứ gì đó thường nhật; vì vậy, một đôi giày linh hoạt, dễ vận động sẽ phù hợp hơn để “phản ứng” trước đối thủ, hay thậm chí là cảnh sát.
Hooligans gần như trở thành một khái niệm tiêu cực, một thứ văn hóa xấu mà xã hội Anh quốc thời bấy giờ tích cực bài trừ. Nhưng điều đó không có nghĩa mỗi người hâm mộ bóng đá đều là Hooligan.
Kể từ khi “nạn Hooligans” Anh quốc kết thúc vào khoảng cuối những năm 80s, đầu thập niên 90s, sự hồi sinh của văn hóa “Terrace” từ thời kì Britpop trở đi chỉ diễn ra độc lập, không còn mấy sự xuất hiện của họ nữa.
Điều đó minh chứng rằng, xu hướng thời trang là cái gì đó nhất thời, nhưng phong cách và đẳng cấp là mãi mãi. Và đó chính là sự giản đơn mang lại cho những cái tên như Stan Smith hay Gazelle một hình bóng vĩnh cửu. Không nhưng những đôi giày Chunky được miêu tả là sự đẹp đẽ trong cái xấu, ở chúng chỉ có sự đơn giản đầy tinh tế, sự thông minh mang linh hồn cổ điển.
Sự phổ biến của những đôi giày từ thời kì văn hóa “hành lang” đã đi qua những năm tháng thịnh-suy của nó, nhưng chúng sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành “trò cười” cho những thế hệ mộ điệu tiếp nối như các xu hướng quần ống loe, kiểu tóc Mullet hay ai biết được, thậm chí có thể là cả đôi Balenciaga Triple S.
Hãy làm quen với những đôi giày thể thao mang tính biểu tượng này đi, vì chúng sẽ chẳng bao giờ lỗi mốt được đâu.