Giống giun cổ đại khổng lồ 'hồi sinh', Trái Đất đứng trước thảm họa?

Năm 2018, khi rã đông một mẫu băng vĩnh cửu có niên đại 40.000 năm đã vô tình hồi sinh những con giun tròn đông cứng trong băng suốt 40 thiên niên kỉ. Chỉ trong vòng vài tuần sau khi thức giấc, giun đã có thể chuyển động và có khả năng ăn trở lại.

Chỉ trong vòng vài tuần sau khi thức giấc, giun đã có thể chuyển động và có khả năng ăn trở lại. Đây chính là kỉ lục thời gian mà một con vật có thể sống sót trong điều kiện đóng băng.

Chỉ trong vòng vài tuần sau khi thức giấc, giun đã có thể chuyển động và có khả năng ăn trở lại. Đây chính là kỉ lục thời gian mà một con vật có thể sống sót trong điều kiện đóng băng.

Ngoài đẩy xa giới hạn chịu đựng của loài vật, việc con giun sống sót còn mở ra những hướng nghiên cứu mới, cho chúng ta thêm dữ liệu để hoàn thiện công nghệ bảo quản mô sống.

Ngoài đẩy xa giới hạn chịu đựng của loài vật, việc con giun sống sót còn mở ra những hướng nghiên cứu mới, cho chúng ta thêm dữ liệu để hoàn thiện công nghệ bảo quản mô sống.

Các nhà sinh vật học người Nga đã khai quật 300 mẫu băng vĩnh cửu từ nhiều niên đại khác nhau, tại nhiều khu vực khác nhau xung quanh Bắc Cực rồi mang về phòng thí nghiệm tại Moscow để nghiên cứu kĩ càng hơn. Những mẫu băng vĩnh cửu lấy về từ những vùng xa xôi chứa giun tròn, sau khi rã đông và lấy giun ra, họ đặt giun vào một đĩa petri, bơm vào đó dinh dưỡng.

Các nhà sinh vật học người Nga đã khai quật 300 mẫu băng vĩnh cửu từ nhiều niên đại khác nhau, tại nhiều khu vực khác nhau xung quanh Bắc Cực rồi mang về phòng thí nghiệm tại Moscow để nghiên cứu kĩ càng hơn. Những mẫu băng vĩnh cửu lấy về từ những vùng xa xôi chứa giun tròn, sau khi rã đông và lấy giun ra, họ đặt giun vào một đĩa petri, bơm vào đó dinh dưỡng.

Nằm vài tuần trong nhiệt độ ấm 20 độ C thì phát hiện thấy dấu hiệu sự sống trên giun. Một vài con thuộc giống Panagrolaimus, nằm ở độ sâu 30 mét trong một hang kín, đóng băng vào khoảng 32.000 năm trước.

Nằm vài tuần trong nhiệt độ ấm 20 độ C thì phát hiện thấy dấu hiệu sự sống trên giun. Một vài con thuộc giống Panagrolaimus, nằm ở độ sâu 30 mét trong một hang kín, đóng băng vào khoảng 32.000 năm trước.

Một vài con khác thuộc giống Plectus, nằm trong tảng băng vĩnh cửu sâu 3,5 mét so với mặt đất, có niên đại khoảng 42.000 năm tuổi.

Một vài con khác thuộc giống Plectus, nằm trong tảng băng vĩnh cửu sâu 3,5 mét so với mặt đất, có niên đại khoảng 42.000 năm tuổi.

Kể từ đó đến nay, câu chuyện đã lan truyền trên mạng với những thuyết âm mưu cho rằng điều này sẽ gây ra những thảm họa. Tuy nhiên, theo RBTH, đây chỉ đơn giản là một công trình mang tính chất khoa học và loài giun này sẽ không gây bất kỳ mối nguy hiểm nào cho con người

Kể từ đó đến nay, câu chuyện đã lan truyền trên mạng với những thuyết âm mưu cho rằng điều này sẽ gây ra những thảm họa. Tuy nhiên, theo RBTH, đây chỉ đơn giản là một công trình mang tính chất khoa học và loài giun này sẽ không gây bất kỳ mối nguy hiểm nào cho con người

Khám phá về loài giun tròn hồi sinh trong lớp băng vĩnh cửu được coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tiềm sinh (cryobiosis) và sinh học. Đây cũng là lĩnh vực quan trọng trong khoa học viễn tưởng hiện đại, khi ngày càng có nhiều ý tưởng về việc cho con người ngủ đông trong vài năm hoặc nhiều thập kỷ trước khi thức dậy.

Khám phá về loài giun tròn hồi sinh trong lớp băng vĩnh cửu được coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tiềm sinh (cryobiosis) và sinh học. Đây cũng là lĩnh vực quan trọng trong khoa học viễn tưởng hiện đại, khi ngày càng có nhiều ý tưởng về việc cho con người ngủ đông trong vài năm hoặc nhiều thập kỷ trước khi thức dậy.

Ý tưởng này cũng có những ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Trong lĩnh vực y tế, có quan điểm cho rằng tiềm sinh sẽ là giải pháp cho những bệnh nhân mắc những căn bệnh mà với công nghệ hiện tại không thể cứu chữa, họ sẽ được đưa vào giấc ngủ đông, tiến đến tương lai, nơi sẽ có những biện pháp điều trị hữu hiệu hơn.

Ý tưởng này cũng có những ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Trong lĩnh vực y tế, có quan điểm cho rằng tiềm sinh sẽ là giải pháp cho những bệnh nhân mắc những căn bệnh mà với công nghệ hiện tại không thể cứu chữa, họ sẽ được đưa vào giấc ngủ đông, tiến đến tương lai, nơi sẽ có những biện pháp điều trị hữu hiệu hơn.

Ngoài ra, trong lĩnh vực khám phá không gian, con người sẽ được bảo quản cơ thể, giúp đi vào trạng thái ngủ sâu trên tàu vũ trụ và thức dậy tại điểm đến xa xôi trong thiên hà.

Ngoài ra, trong lĩnh vực khám phá không gian, con người sẽ được bảo quản cơ thể, giúp đi vào trạng thái ngủ sâu trên tàu vũ trụ và thức dậy tại điểm đến xa xôi trong thiên hà.

Con cháu của những con giun tròn hàng chục nghìn năm tuổi hiện nằm trong phòng thí nghiệm nơi nhà khoa học Shatilovich làm việc. Một số được đông lạnh, một số được làm khô, một số còn sống và đang sinh sản.

Con cháu của những con giun tròn hàng chục nghìn năm tuổi hiện nằm trong phòng thí nghiệm nơi nhà khoa học Shatilovich làm việc. Một số được đông lạnh, một số được làm khô, một số còn sống và đang sinh sản.

Shatilovich cho biết, bà thường được đặt câu hỏi rằng liệu có các vi sinh vật nguy hiểm được rã đông cùng với giun tròn thoát ra môi trường sinh thái hay không. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho biết, khác với suy nghĩ lo ngại về việc con người làm tan băng các sinh vật cổ xưa sẽ gây ra thảm họa, quá trình này thực chất là hoàn toàn tự nhiên.

Shatilovich cho biết, bà thường được đặt câu hỏi rằng liệu có các vi sinh vật nguy hiểm được rã đông cùng với giun tròn thoát ra môi trường sinh thái hay không. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho biết, khác với suy nghĩ lo ngại về việc con người làm tan băng các sinh vật cổ xưa sẽ gây ra thảm họa, quá trình này thực chất là hoàn toàn tự nhiên.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giong-giun-co-dai-khong-lo-hoi-sinh-trai-dat-dung-truoc-tham-hoa-1494858.html