Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực?

Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria, phá hủy tòa nhà có bộ phận lãnh sự của nước này, bây giờ thì sao?

Những tiếng nói lo lắng thúc giục Israel kiềm chế, nhưng viễn cảnh ảm đạm là một cuộc xung đột lan rộng khắp khu vực.

Ngoại trưởng Anh David Cameron, phát biểu vào ngày 15 tháng 4 năm 2024 trên chương trình này: “Mối nguy hiểm của một phản ứng là nó sẽ gây ra một phản ứng khác.” Nhưng tất nhiên, cuộc tấn công mới nhất chỉ là một bước trong một mớ hỗn độn của những hành động khiêu khích và phản ứng không có hồi kết rõ ràng.

Truyền thống đức tin và nội sinh giáo lý của tôn giáo, có thể đóng góp được gì không?

Sự chia rẽ tôn giáo là một phần của các vấn đề ở Trung Đông, hầu như các tôn giáo này đã không có được hệ miễn dịch với mâu thuẫn, xung đột xã hội.

Nếu chúng ta có bất kỳ đóng góp nào, tôi nghĩ đây là khả năng của một quan điểm đức tin cho phép chúng ta thu hẹp phạm vi từ các sự kiện cụ thể đến các mô hình lớn hơn của cuộc sống con người.

Phật giáo có lẽ là tôn giáo có nền tảng giáo lý cho phép con người nhận ra rằng cuối cùng nguồn gốc của xung đột là ở tâm trí và cảm xúc của những người liên quan.

Để hiểu thế giới, đạo Phật cho chúng ta biết rằng, phải bắt đầu với sự tất yếu của những nỗi khổ niềm đau. Đôi khi không ai đáng trách khi chúng ta đau khổ, đôi khi chính những người khác gây ra đau khổ; nhưng, dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng có quyền lựa chọn cách phản ứng.

Theo triết lý đạo Phật, các chu kỳ bạo lực xảy ra khi chúng ta phản ứng bằng lòng căm thù đối với sự thù hận, chúng ta gây ra lòng căm thù đáp trả và mọi thứ cứ quay vòng như vậy. Hy vọng mà họ đưa ra là chu kỳ có thể bị phá vỡ nếu chúng ta giải quyết nó ngay từ gốc rễ, trong trái tim và tâm trí con người.

Tôi đã học được cách nhận ra trong kinh nghiệm của riêng bản thân, sự lựa chọn giữa phản ứng tự động và phản ứng sáng tạo hơn luôn ở bên tôi. Điều này đôi khi cảm giác lo lắng và căng thẳng; đôi khi hướng đến trải nghiệm đau khổ, đau khổ với nhận thức chính niệm để nó có thể giải quyết hoặc giảm thiểu một dòng nhận thức. Sự thay đổi đơn giản trong định hướng tinh thần này là nền tảng của thực hành Phật giáo.

Các vấn đề chính trị, bắt nguồn từ nỗi đau tập thể, gắn liền với các vấn đề quyền lực và hệ tư tưởng, thường khó giải quyết hơn những thách thức cá nhân của chúng ta. Hàng nghìn người dân Palestine đã thiệt mạng, người dân Israel sợ bị tấn công - có con tin, binh lính, những chiến binh và trẻ em đang bị chết đói. Nhưng tôi nghĩ những nguyên tắc tương tự cũng đúng. Chu kỳ bạo lực chỉ chấm dứt khi chúng ta ngừng duy trì chúng. Với những phẩm chất như kiên nhẫn, từ bi và trí tuệ, các giải pháp có thể sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Đức Phật nói: “Hận thù không thể chấm dứt được hận thù, chỉ có tình yêu thương giữa con người với con người mới chấm dứt được nó, đây là quy luật bất biến.”

Tác giả: Vishvapani
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.wiseattention.org

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/goc-nhin-dao-phat-ve-nhung-xung-dot-mau-thuan-ton-giao-va-chien-tranh-o-trung-dong.html