Góc nhìn quốc tế: Việt Nam mở cửa kinh tế và sống an toàn với Covid-19 'không dễ dàng' nhưng hoàn toàn khả thi
Đó là nhận định của ông Yee Chung SECK, luật sư điều hành hãng luật Baker McKenzie với 20 năm công tác tại Việt Nam, phụ trách lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe của hãng luật.
Dưới đây là bài viết của ông Yee Chung SECK, luật sư điều hành hãng luật Baker McKenzie dành cho báo Kinh tế & Đô thị về quá trình mở cửa kinh tế của Việt Nam và những biện pháp sống an toàn cùng đại dịch. Ông có hơn 20 năm công tác tại Việt Nam, phụ trách lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe của hãng luật.
Mục tiêu “zero-Covid” là không thực tế
Việt Nam đang đối diện với đợt bùng phát Covid-19 mạnh mẽ nhất kể từ khi xuất hiện đại dịch đến nay. Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giảm thiểu số ca nhiễm và tử vong, đồng thời giữ an toàn cho người dân.
Tuy nhiên, các biện pháp này, đặc biệt khi được mở rộng, cũng tạo ra các vấn đề lớn về kinh tế và xã hội. Nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động và không có doanh thu (và không thể giữ nhân viên hoặc trả tiền thuê), hoặc chịu gánh nặng tài chính đáng kể. Đổi lại, điều này ảnh hưởng đến khả năng lao động, kiếm thu nhập và chăm sóc bản thân và gia đình của người dân.
Chính phủ đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để nghiên cứu, lấy ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo cộng đồng, và xem xét đưa ra hỗ trợ và điều chỉnh các biện pháp. Do đó, điều đáng khích lệ là Chính phủ vừa qua đã ban hành Nghị quyết số 105 đưa ra các hướng dẫn, biện pháp và hỗ trợ cho các công ty và hộ kinh doanh. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng có dự thảo kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế.
Nói một cách tổng thể, mục tiêu chính của nghị quyết này và dự thảo kế hoạch là giúp các doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân và tiếp tục ứng phó với đại dịch. Đây không phải là những mục tiêu dễ dàng đạt được - nhưng cần thiết và thiết yếu. Nó cũng phản ánh một tư duy mà chúng tôi thấy đã được áp dụng ở nhiều quốc gia khác, đó là không thực tế khi duy trì mục tiêu "zero-Covid".
Tiêm chủng, tiêm chủng và tiêm chủng
Để mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn, điều quan trọng nhất là triển khai tiêm chủng càng nhanh càng tốt và hiệu quả. Đây phần lớn thuộc nỗ lực của Chính phủ, và thật đáng khích lệ khi hiện tại Việt Nam, vaccine đã được triển khai ở những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao và dân số đông, đặc biệt là trong các khu công nghiệp, nơi có số lượng lớn công nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc này có thể và cần có sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân - nơi các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân có nguồn lực và chuyên môn có thể hỗ trợ các nỗ lực tiêm chủng.
Nhìn chung, hệ thống chăm sóc sức khỏe và khả năng tiếp cận thiết bị y tế, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc men cần tiếp tục cải thiện và phát triển. Ngay cả khi vaccine đang được triển khai, sẽ không thực tế khi hy vọng rằng sẽ không có ca nhiễm Covid-19 nào. Họ bao gồm những bệnh nhân cần được chăm sóc và hỗ trợ ở mức độ vừa phải, đến những người bị bệnh nặng và cần chăm sóc đặc biệt. Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là phải tiếp tục nâng cao năng lực điều trị và đảm bảo nguồn thiết bị, thuốc men và hỗ trợ y tế.
Mở cửa dần và có biện pháp “riêng biệt” với từng ngành
Trong khi đó, với vai trò phòng vệ, có thể các biện pháp giãn cách xã hội nhất định vẫn sẽ được áp dụng, và việc mở cửa lại sẽ phải được tiến hành dần dần. Về vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã xác định một số hạn chế các dịch vụ và hoạt động thiết yếu mà theo đó những người có liên quan được phép ở một mức độ cơ động thích hợp.
Tuy nhiên, điều này sẽ cần được theo dõi liên tục và tinh chỉnh vì không thể có một cách tiếp cận phù hợp với tất cả. Đặc biệt, và ví dụ, đối với các cơ sở sản xuất đòi hỏi hàng nghìn lao động tại chỗ, cần tiếp tục giám sát và đối thoại với các doanh nghiệp để xem phương thức triển khai các biện pháp an toàn một cách hiệu quả nhất, chẳng hạn như quá trình vận chuyển, nhà ở hoặc xét nghiệm nhân viên thường xuyên.
Ngoài khả năng tiếp cận thuốc và hiệu thuốc (vẫn có thể mở cửa), ngành công nghiệp thực phẩm - từ siêu thị đến cửa hàng thực phẩm, quán ăn và nhà hàng – nên là những khu vực tiếp theo được phép dần mở cửa trở lại, chẳng hạn như cho phép giao hàng. Điều này sẽ giúp giảm bớt lo lắng của người dân về khả năng không thể mua thực phẩm. Ngoài ra, lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) cũng tạo ra nhiều việc làm đáng kể. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tài chính mà cả người sử dụng lao động và người lao động hiện đang phải đối mặt. Để hỗ trợ việc giao hàng, người gửi hàng cũng nên dần dần được phép di chuyển dễ dàng hơn - đặc biệt là trong hoặc đến các khu vực có số ca nhiễm thấp hoặc không có.
Hỗ trợ tài chính của Chính phủ cũng là một biện pháp cần thiết- ví dụ như với việc giảm, miễn hoặc trì hoãn liên quan đến thuế hoặc các khoản phí theo luật định khác. Điều này sẽ áp dụng cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, với việc nhiều người phải ở và hoặc làm việc tại nhà, các chi phí điện nước cũng cần được giảm bớt. Đối với những người khó khăn về tài chính và những người có hoàn cảnh khó khăn, cần có sự hỗ trợ rõ ràng về tài chính và các hình thức hỗ trợ khác (ví dụ như thực phẩm, quần áo và thuốc men hoặc sách cho trẻ em) từ Chính phủ và các khoản tài trợ tư nhân.
Công nghệ thể hiện vai trò trong ứng phó đại dịch “tiềm tàng”
Phù hợp với tầm nhìn và chương trình nghị sự của Chính phủ về phát triển thành phố thông minh và IR4.0, cũng như nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh của Việt Nam, việc áp dụng công nghệ đã phát triển và sẽ tiếp tục trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ứng phó với Covid-19 hay những đại dịch trong tương lai (nếu có). Điều này có thể thấy trong các giải pháp học tập trực tuyến, thương mại điện tử và thanh toán, các nền tảng và cổng thông tin chính phủ điện tử, hồ sơ và thẻ tiêm vaccine… Việc áp dụng và phát triển ứng dụng công nghệ như vậy chắc chắn sẽ được tiếp tục, đặc biệt là xung quanh các thủ tục như hải quan điện tử, sử dụng và công nhận chữ ký số và chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số.
Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số có nhiều ứng dụng khác nhau, từ truy tìm liên hệ đến vaccine, hồ sơ sức khỏe điện tử và quản lý, hiệu thuốc trực tuyến, đến khám chữa bệnh từ xa và theo dõi và điều trị từ xa - và nhiều ứng dụng này được phát triển bởi khu vực tư nhân và các công ty khởi nghiệp.
Điều này có nghĩa là có nhiều cơ hội có ý nghĩa cho sự hợp tác công và tư. Các khuôn khổ pháp lý xung quanh nền kinh tế kỹ thuật số cần tiếp tục phát triển để đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng - nhưng đồng thời, khuyến khích các khoản đầu tư vào lĩnh vực tương tự.
“Việt Nam từng vượt qua nhiều nghịch cảnh, Covid-19 cũng chỉ là một trong số đó”
Du lịch quốc tế và du lịch trong nước đã bị hạn chế nhiều vì những lý do đã rõ. Nhưng một lần nữa, đây là lĩnh vực cần được nới lỏng dần dần. Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư, nhà quản lý và chuyên gia nước ngoài, các thủ tục xuất nhập cảnh nên được nới lỏng thông qua việc cung cấp chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm âm tính.
Đối với công dân nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, việc gia hạn lưu trú và giấy phép lao động sẽ dễ dàng hơn. Du lịch và hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những khách du lịch tới Việt Nam có thể bị giới hạn ở một số khu vực hoặc tỉnh nhất định ở giai đoạn đầu, và một lần nữa, cần tuân thủ quy định về việc tiêm phòng và xét nghiệm âm tính, và chịu giám sát nghiêm ngặt xung quanh việc di chuyển.
Đất nước và con người Việt Nam không xa lạ với nghịch cảnh. Các bạn đã vượt qua muôn vàn khó khăn trước đây. Chúng tôi tin rằng việc mở cửa lại nền kinh tế và cuộc sống một cách an toàn và dần dần là có thể đạt được và cần thiết, và rằng "zero-Covid" không phải là một kỳ vọng thực tế. Tuy nhiên, cần sự tập trung, kiên nhẫn và nỗ lực phối hợp giữa Chính phủ, lãnh đạo cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để đạt được kết quả thành công.