Góc tâm linh đặc biệt ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Nằm giữa Bệnh viện Chợ Rẫy luôn tất bật và đông đúc người lại qua, góc nhỏ tâm linh mang vẻ yên bình tách biệt, là 'điểm tựa tinh thần' cho rất nhiều người bệnh và thân nhân tại đây.

 Ẩn mình giữa khuôn viên rộng hơn 50.000 m2 của Bệnh viện Chợ Rẫy, góc nhỏ tâm linh nằm yên tĩnh, quanh năm nghi ngút khói nhang. Phía trước là bức tượng mẹ Nhật Bản, được đặt ở bệnh viện trong hơn 50 năm qua. Phía sau khuôn viên, trên đài thờ là nhiều tượng Phật, tượng Chúa, tượng Đức Mẹ do người dân mang đến đặt vào.

Ẩn mình giữa khuôn viên rộng hơn 50.000 m2 của Bệnh viện Chợ Rẫy, góc nhỏ tâm linh nằm yên tĩnh, quanh năm nghi ngút khói nhang. Phía trước là bức tượng mẹ Nhật Bản, được đặt ở bệnh viện trong hơn 50 năm qua. Phía sau khuôn viên, trên đài thờ là nhiều tượng Phật, tượng Chúa, tượng Đức Mẹ do người dân mang đến đặt vào.

 Góc nhỏ yên bình này đã được xây dựng ở Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 100 năm qua, từ những ngày đầu thành lập. Năm 2021, khi đại dịch Covid-19 lan rộng tại TP.HCM, bệnh viện tiếp đón nhiều ca bệnh nặng. Khu vực này đã được ban lãnh đạo bệnh viện cho tu sửa thành công viên, trở thành "điểm tựa tinh thần" cho rất nhiều người bệnh và thân nhân từ đó đến nay.

Góc nhỏ yên bình này đã được xây dựng ở Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 100 năm qua, từ những ngày đầu thành lập. Năm 2021, khi đại dịch Covid-19 lan rộng tại TP.HCM, bệnh viện tiếp đón nhiều ca bệnh nặng. Khu vực này đã được ban lãnh đạo bệnh viện cho tu sửa thành công viên, trở thành "điểm tựa tinh thần" cho rất nhiều người bệnh và thân nhân từ đó đến nay.

 Công viên nằm giữa khoa Thận nhân tạo và Y học hạt nhân. Hàng ngày, rất nhiều lượt bệnh nhân di chuyển qua đây, người nằm trên giường, ngồi trên xe lăn, người may mắn hơn lại vẫn có thể đi lại. Ai cũng hy vọng dăm ba hôm nữa, mình có thể xuất viện, khỏe mạnh về nhà.

Công viên nằm giữa khoa Thận nhân tạo và Y học hạt nhân. Hàng ngày, rất nhiều lượt bệnh nhân di chuyển qua đây, người nằm trên giường, ngồi trên xe lăn, người may mắn hơn lại vẫn có thể đi lại. Ai cũng hy vọng dăm ba hôm nữa, mình có thể xuất viện, khỏe mạnh về nhà.

 Đều đặn mỗi sáng và chiều vài tháng nay, bà Cẩm Hà (52 tuổi, Vĩnh Long) ra đứng trước tượng Chúa cầu nguyện cho mẹ chồng đang chữa bệnh vài tuần nay tại khoa Y học hạt nhân. Gió thổi nhẹ, tiếng lao xao phía xa xa cùng không gian thoang thoảng mùi nhang khói, cô Hà chắp tay cầu nguyện. Người phụ nữ vài lần nhẹ gạt nước mắt khi nghĩ về người mẹ U80 mắc bệnh ung thư ống tai.

Đều đặn mỗi sáng và chiều vài tháng nay, bà Cẩm Hà (52 tuổi, Vĩnh Long) ra đứng trước tượng Chúa cầu nguyện cho mẹ chồng đang chữa bệnh vài tuần nay tại khoa Y học hạt nhân. Gió thổi nhẹ, tiếng lao xao phía xa xa cùng không gian thoang thoảng mùi nhang khói, cô Hà chắp tay cầu nguyện. Người phụ nữ vài lần nhẹ gạt nước mắt khi nghĩ về người mẹ U80 mắc bệnh ung thư ống tai.

 Dưới chân tượng Mẹ Nhật, bệnh viện bố trí thêm lư hương và máy cầu kinh phục vụ nhiều người nhà và bệnh nhân thắp nhang, ký thác nỗi lòng. Trong không gian tối, những cây nhang sáng lập lòe như những đốm lửa thắp lên hy vọng nhỏ nhoi trong lòng người bệnh.

Dưới chân tượng Mẹ Nhật, bệnh viện bố trí thêm lư hương và máy cầu kinh phục vụ nhiều người nhà và bệnh nhân thắp nhang, ký thác nỗi lòng. Trong không gian tối, những cây nhang sáng lập lòe như những đốm lửa thắp lên hy vọng nhỏ nhoi trong lòng người bệnh.

 Minh Khoa (bệnh nhi u não, 13 tuổi, Phú Yên) ngồi trên xe lăn, vừa ăn kem, vừa dõi theo người bố đang thắp nhang phía trong. "Nhiều lần em nói với ba mẹ không cần chữa bệnh nữa, để tiền cho chị đi học nhưng gia đình vẫn nhất quyết chạy chữa. Nghe nói tượng này thiêng lắm nên trừ những hôm trời mưa, tối nào, ba cũng đẩy xe lăn đưa em từ nhà trọ cách viện mấy trăm mét vào đây thắp hương, cầu em khỏi bệnh", Khoa chia sẻ với Tri Thức - Znews.

Minh Khoa (bệnh nhi u não, 13 tuổi, Phú Yên) ngồi trên xe lăn, vừa ăn kem, vừa dõi theo người bố đang thắp nhang phía trong. "Nhiều lần em nói với ba mẹ không cần chữa bệnh nữa, để tiền cho chị đi học nhưng gia đình vẫn nhất quyết chạy chữa. Nghe nói tượng này thiêng lắm nên trừ những hôm trời mưa, tối nào, ba cũng đẩy xe lăn đưa em từ nhà trọ cách viện mấy trăm mét vào đây thắp hương, cầu em khỏi bệnh", Khoa chia sẻ với Tri Thức - Znews.

 Nửa năm trước, Cẩm Tú (27 tuổi) phát hiện mình có khối u não khi đang ở những tháng cuối thai kỳ. Sau khi sinh con được hơn 2 tháng, chị gửi con cho mẹ ở Quảng Ngãi, khăn gói cùng chồng vào Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh. Trước cuộc phẫu thuật thứ 3 loại bỏ khối u ác tính, chiều nào Tú và chồng cũng ra khu vực tượng thờ, nhắn gửi tâm nguyện đến đấng tâm linh, mong mình sớm khỏi bệnh để được về nhà với con.

Nửa năm trước, Cẩm Tú (27 tuổi) phát hiện mình có khối u não khi đang ở những tháng cuối thai kỳ. Sau khi sinh con được hơn 2 tháng, chị gửi con cho mẹ ở Quảng Ngãi, khăn gói cùng chồng vào Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh. Trước cuộc phẫu thuật thứ 3 loại bỏ khối u ác tính, chiều nào Tú và chồng cũng ra khu vực tượng thờ, nhắn gửi tâm nguyện đến đấng tâm linh, mong mình sớm khỏi bệnh để được về nhà với con.

 Trái ngược với cảnh tượng đông đúc, tất bật phía trong khoa Thận nhân tạo và khoa Y học hạt nhân xung quanh, công viên yên bình nằm lặng lẽ, thoảng hương nhang khói, quanh năm văng vẳng tiếng cầu kinh. Có nhiều người nhà ra đây chỉ để hóng gió, tĩnh tâm hay ngồi lặng lẽ hàng giờ để suy nghĩ.

Trái ngược với cảnh tượng đông đúc, tất bật phía trong khoa Thận nhân tạo và khoa Y học hạt nhân xung quanh, công viên yên bình nằm lặng lẽ, thoảng hương nhang khói, quanh năm văng vẳng tiếng cầu kinh. Có nhiều người nhà ra đây chỉ để hóng gió, tĩnh tâm hay ngồi lặng lẽ hàng giờ để suy nghĩ.

 Tranh thủ thời gian chăm bệnh, chị Kim Tiền (29 tuổi, An Giang) ra công viên điện thoại thông báo tình hình cho người nhà. "Vài tuần qua, tôi cứ nơm nớp vì sợ bệnh tình của mẹ chồng trở nặng. Nhưng hôm nay, bà đỡ hơn chút rồi, tôi ra đây tạ ơn rồi gọi điện về cho chồng báo tin vui", người phụ nữ nói.

Tranh thủ thời gian chăm bệnh, chị Kim Tiền (29 tuổi, An Giang) ra công viên điện thoại thông báo tình hình cho người nhà. "Vài tuần qua, tôi cứ nơm nớp vì sợ bệnh tình của mẹ chồng trở nặng. Nhưng hôm nay, bà đỡ hơn chút rồi, tôi ra đây tạ ơn rồi gọi điện về cho chồng báo tin vui", người phụ nữ nói.

Từ Khánh Hòa, chị Thanh Khoa (38 tuổi) đưa con gái thứ 4, bé Xu (5 tuổi), vào chờ lịch mổ tim đã nửa tháng nay. Bé Xu không bị tim bẩm sinh nhưng năm 2 tuổi, một cơn sốt nặng đã để lại biến chứng cơ tim giãn nở cho cô bé. "Nghe nói công viên có tượng Mẹ Nhật rất thiêng, mỗi chiều, tôi lại dẫn con gái xuống đây, chỉ cho bé vái lạy và cầu mong bệnh chóng khỏi", chị Khoa nói.

 Theo thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, để đảm bảo trật tự và tính tôn nghiêm, bệnh viện đã nhiều lần tôn tạo, lắp đặt camera quan sát và đặc biệt không đặt hòm công đức, giúp nơi đây thuần túy là địa điểm nâng đỡ tinh thần, an ủi tâm lý cho người bệnh và thân nhân.

Theo thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, để đảm bảo trật tự và tính tôn nghiêm, bệnh viện đã nhiều lần tôn tạo, lắp đặt camera quan sát và đặc biệt không đặt hòm công đức, giúp nơi đây thuần túy là địa điểm nâng đỡ tinh thần, an ủi tâm lý cho người bệnh và thân nhân.

Khương Nguyễn - Linh Thùy

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/goc-tam-linh-dac-biet-o-benh-vien-cho-ray-post1485091.html