Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo không chỉ cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn ngăn sự xâm nhập của ma quỷ, giữ cho cuộc sống gia đình họ yên bình. Tục thờ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc. Ảnh FB Huyền Anh
Trước đây, mâm cỗ cúng ông Táo gồm rất nhiều món ăn truyền thống giống các món người dân ăn Tết. Một mâm cỗ mặn đầy đủ thường có: Gà luộc hoặc có thể dùng thịt vai luộc, giò, nem rán, xào thập cẩm, canh (canh bóng, canh măng khô, canh mọc hoặc rau củ hầm…), xôi gấc (hoặc xôi đỗ xanh…), chè kho, hoa quả, một quả bưởi. Ảnh FB Huyền Anh
Hiện nay, do công việc bận rộn nên việc bày biện, sửa soạn mâm cơm cúng ông Công ông Táo cũng đơn giản hơn, tùy điều kiện của mỗi gia đình. Các bà nội trợ có thể đổi một số món để khi làm mâm cỗ không mất quá nhiều thời gian. Ảnh Internet
Mâm cúng số 1: Bánh chưng, bánh bao chiên, thịt gà chiên, thịt bò xào, giò xào, tôm hấp dừa, canh thập cẩm, nem rán, xôi gấc. Ảnh Thanh Hoan
Mâm cúng số 2: Xôi gấc, bánh chưng, chả quế, gà hầm, canh nấu, tôm hấp, nem rán, canh măng, canh bóng, thạch rau câu cá chép. Ảnh Huong Thu Vu
Mâm cúng số 3: Xôi gấc cá chép, rau xào thập cẩm, giò, nem, bánh chưng, khoai tây xào, giò xào, rau củ luộc. Ảnh Internet
Mâm cúng số 4: Bánh chưng, hành muối, bánh bao chiên, thịt bò xào, canh bóng thập cẩm, xôi gấc, tôm hấp cốt dừa, giò xào, nem rán. Ảnh Internet
Mâm cúng số 5: Gà trống buộc cánh tiên, tôm sốt bơ phô mai, tai heo cuộn om ngũ vị, nem rán, bò xào súp lơ xanh, dưa góp, canh bóng thả, bánh chưng cốt riềng, bánh xu xê, xôi gấc. Ảnh Internet
Mâm cúng số 6: Gà ủ muối, tôm chiên xù, giò bê, salad bắp cải xốt mè, bánh gai bánh gấc, bánh chưng, xôi vừng dừa. Ảnh Internet
Mâm cúng số 7: Chả quế, tai heo cuộn, rau củ xào, bánh cá chép, canh bóng, canh măng, gà luộc, chả mực, nem chua. Ảnh Internet
Vân Giang (Tổng hợp)