Goldman Sachs: Chính phủ Mỹ chia rẽ có thể khiến đồng Nhân dân tệ mạnh lên so với USD
Các chuyên gia tài chính tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 12/11 đánh giá rằng một Chính phủ Mỹ với nhiều chia rẽ có thể khiến các đồng tiền của châu Á giành lợi thế trước đồng bạc xanh.
Dù chưa có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, nhưng nhiều khả năng Washington sẽ bị chia rẽ giữa 2 đảng phái. Điều này có thể thúc đẩy các đồng tiền châu Á đi lên so với USD.
Khi xảy ra sự phân chia quyền kiểm soát giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Nhà Trắng cũng như lưỡng viện Quốc hội Mỹ, bất cứ chính sách kích thích tài chính mới nào tại Mỹ sẽ không có quy mô quá lớn. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ không quá cao, còn lãi suất sẽ không bị đẩy lên quá nhiều.
Ông Andrew Tilton - Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết tốc độ tăng trưởng và lãi suất của Mỹ vẫn có thể tăng trong năm tới nếu vaccine COVID-19 được phát triển thành công. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng dù kịch bản này xảy ra, lãi suất của Mỹ cũng không thể cạnh tranh với lãi suất tại châu Á, đặc biệt là các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào thị trường trái phiếu tại châu Á nhiều hơn. Điều này sẽ hỗ trợ các đồng tiền trong khu vực tăng giá so với đồng USD.
Kênh CNBC (Mỹ) cho rằng tăng trưởng và lãi suất tại Mỹ có thể nâng lên trong năm 2021 nhờ việc phát triển vaccine phòng COVID-19. Ông Tilton bổ sung: “Nhưng tôi cho rằng điều này sẽ khiến lãi xuất tại châu Á, đặc biệt ở những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn so với Mỹ”.
Do vậy, thị trường trái phiếu tại châu Á tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư. Ông Tilton chỉ ra rằng các nhà đầu tư đã đổ tiền vào thị trường trái phiếu Trung Quốc với mức lên tới 20 tỷ USD/tháng.
Ông Tilton còn nhận định rằng trong trường hợp ông Joe Biden lãnh đạo nước Mỹ, châu Á sẽ đón nhận ít bất ngờ hơn so với chính quyền Tổng thống Trump và leo thang căng thẳng trong thương mại có thể chấm dứt. Nhiều nền kinh tế tại châu Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, do vậy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây áp lực lớn.
Nhiều nền kinh tế ở châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu và đã phải chịu nhiều sức ép từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng chống lại Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại đã chứng kiến hai nền kinh tế hàng đầu thế giới áp các mức thuế cao lên các sản phẩm của nhau. Các động thái "ăn đũa trả đũa" đã tạm dừng sau khi cả hai nước ký Thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào tháng 1/2020.