Gừng khô và gừng tươi: loại nào tốt hơn?
Gừng là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong ẩm thực cũng như dùng làm thảo dược chữa bệnh. Tuy nhiên, giữa gừng tươi và gừng khô, loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Gừng khô được làm bằng cách phơi khô củ gừng tươi rồi nghiền thành bột mịn. Quá trình này sẽ loại bỏ hầu hết hàm lượng nước, giữ lại hương vị cũng như dược tính của gừng.
Dưới đây là những lợi ích của gừng khô đã được khoa chứng minh:
Cải thiện tiêu hóa: gừng khô nổi tiếng với khả năng cải thiện tiêu hóa. Nó có thể làm giảm chứng khó tiêu, giảm đầy hơi và giảm bớt sự khó chịu ở đường tiêu hóa.
Đặc tính chống viêm: gừng khô chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm, có khả năng hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau cơ và khớp.
Hỗ trợ hô hấp: gừng khô có thể giúp giảm bớt các vấn đề về hô hấp. Nó thường được sử dụng để giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh và đau họng.
Gừng tươi có tác dụng gì?
Gừng tươi, ở dạng thô và tự nhiên, được đánh giá cao về đặc tính ẩm thực và dược liệu. Nó mang lại hương vị thơm ngon, cay nồng và hơi ngọt. Những lợi ích của gừng tươi bao gồm:
Chống buồn nôn: gừng tươi nổi tiếng với đặc tính chống buồn nôn và thường được sử dụng để làm giảm chứng say tàu xe, ốm nghén khi mang thai và buồn nôn do nhiều tình trạng khác nhau. Nhai một miếng gừng tươi nhỏ hoặc pha trà gừng có thể có hiệu quả.
Hàm lượng chất chống oxy hóa: gừng tươi rất giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống lại stress oxy hóa và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Tốt cho tiêu hóa: tương tự như gừng khô, gừng tươi hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sản xuất nước bọt và mật, giúp phân hủy thức ăn và ngăn ngừa khó chịu ở đường tiêu hóa.
Chữa cảm lạnh: gừng tươi cũng thường được sử dụng như một phương thuốc chữa cảm lạnh và cúm, giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Loại nào tốt hơn: gừng khô hay gừng tươi?
Nhiều người cho rằng gừng tươi tốt hơn gừng khô, thực tế lại ngược lại. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Ấn Độ, quá trình sấy khô gừng tươi làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa bằng cách loại bỏ nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là gừng tươi ít chất chống oxy hóa mà mức độ chống oxy hóa của gừng tươi thường bị giảm đi khi sử dụng trong nấu ăn.
Ngoài ra, theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ), để giải quyết các vấn đề về cúm, cảm lạnh, ho và hô hấp theo mùa, nên chọn nước gừng khô hoặc trà thay vì nước gừng tươi.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân, bạn có thể chọn loại gừng phù hợp. Tốt nhất là kết hợp cả hai loại gừng trong chế độ ăn uống của bạn để hưởng lợi ích toàn diện.
Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/gung-kho-va-gung-tuoi-loai-nao-tot-hon-362254.html