Hà Nội: 70 năm rực rỡ và hào hùng

70 năm đã qua đi kể từ ngày quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Đến nay, nhiều di tích lịch sử, công trình được xây dựng công phu từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc vẫn còn hiện diện, được tu bổ và trở thành những nét đặc trưng của Hà Nội.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có tên gọi là quảng trường Place Négrier. Đến năm 1946, thị trưởng Trần Văn Lai mới đổi lại tên sử dụng đến thời điểm hiện tại.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có tên gọi là quảng trường Place Négrier. Đến năm 1946, thị trưởng Trần Văn Lai mới đổi lại tên sử dụng đến thời điểm hiện tại.

Cột cờ Hà Nội là công trình còn nguyên vẹn cho đến nay trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Chiều 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ.

Cột cờ Hà Nội là công trình còn nguyên vẹn cho đến nay trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Chiều 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ.

Nhà hát Lớn Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Sau 70 năm, dù đã qua tu sửa, nhà hát Lớn Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên năm xưa.

Nhà hát Lớn Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Sau 70 năm, dù đã qua tu sửa, nhà hát Lớn Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên năm xưa.

Tòa nhà Bắc Bộ phủ là công trình kiến trúc tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, có giá trị lịch sử đặc biệt của Hà Nội. Sau năm 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.

Tòa nhà Bắc Bộ phủ là công trình kiến trúc tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, có giá trị lịch sử đặc biệt của Hà Nội. Sau năm 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.

Những năm chiến tranh, đội cẩm Pháp lập bốt Hàng Trống là nơi làm việc và giam giữ tạm thời người phạm tội. Sau năm 1954, bốt Hàng Trống trở thành trụ sở của Công an quận Hoàn Kiếm.

Những năm chiến tranh, đội cẩm Pháp lập bốt Hàng Trống là nơi làm việc và giam giữ tạm thời người phạm tội. Sau năm 1954, bốt Hàng Trống trở thành trụ sở của Công an quận Hoàn Kiếm.

Sau Giải phóng, mọi hoạt động của người dân Thủ đô nhanh chóng trở lại bình thường. Rạp chiếu bóng đông đúc người xem năm xưa nay được sửa lại thành Nhà hát kịch Hà Nội.

Sau Giải phóng, mọi hoạt động của người dân Thủ đô nhanh chóng trở lại bình thường. Rạp chiếu bóng đông đúc người xem năm xưa nay được sửa lại thành Nhà hát kịch Hà Nội.

Trong thời kỳ Pháp chiếm đóng, đây là phủ Toàn quyền Đông Dương. Sau ngày giải phóng Thủ đô, tòa nhà trở thành nơi làm việc và tiếp khách quốc tế, được gọi là Phủ chủ tịch.

Trong thời kỳ Pháp chiếm đóng, đây là phủ Toàn quyền Đông Dương. Sau ngày giải phóng Thủ đô, tòa nhà trở thành nơi làm việc và tiếp khách quốc tế, được gọi là Phủ chủ tịch.

Cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử đồng hành cùng người dân Hà Nội trong rất nhiều sự kiện lịch sử. Cầu hiện nay vẫn đang phục vụ người dân di chuyển từ Hoàn Kiếm sang Long Biên, là điểm quan trọng của tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử đồng hành cùng người dân Hà Nội trong rất nhiều sự kiện lịch sử. Cầu hiện nay vẫn đang phục vụ người dân di chuyển từ Hoàn Kiếm sang Long Biên, là điểm quan trọng của tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Nhà tù Hỏa Lò giờ đây đã trở thành địa điểm tham quan chứng tích lịch sử thu hút sự quan tâm lớn của người dân và du khách.

Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Nhà tù Hỏa Lò giờ đây đã trở thành địa điểm tham quan chứng tích lịch sử thu hút sự quan tâm lớn của người dân và du khách.

Đài Hà Nội

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/ha-noi-70-nam-ruc-ro-va-hao-hung-271250.htm