Căn nhà số 2 phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ lâu đã là địa điểm tụ họp của người chơi quạt cổ bởi nơi đây có hàng nghìn chiếc quạt từ các nước châu Âu, có tuổi đời đến hàng trăm năm. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hầu hết những chiếc quạt tại đây đều mang các thương hiệu nổi tiếng như Marelli (Ý), Emi (Hà Lan), Eole (Pháp)... và được sản xuất trong khoảng đầu thế kỷ 20. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Chủ của cửa hàng trên thuộc về ông Trần Công Phúc. Tính tới thời điểm này, 'ông vua quạt cổ' ấy đã mất hơn 5 năm nhưng tình yêu với những chiếc quạt cổ ấy không hề bị gián đoạn. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Với bộ sưu tập quạt cổ có một không hai này, năm 2012 ông Phúc đã từng được ghi danh trong 'Kỷ lục Guinness Việt Nam.' (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Để kế thừa di sản của cha, anh Trần Hồng Đức, con trai ông Phúc cùng người học trò của ông là anh Nguyễn Văn Ngọc (bên phải ảnh) tiếp tục 'thổi hồn' để hồi sinh những chiếc quạt cổ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Gắn bó tại đây đã gần 20 năm, anh Nguyễn Văn Ngọc cho biết việc sửa quạt cổ gần như là một phần trong cuộc sống của anh. 'Phục chế một chiếc quạt tưởng như bỏ đi khiến nó sống lại gần như nguyên bản là việc làm vô cùng thích thú. Nó đem lại cho tôi cảm giác chinh phục và say mê,' anh Ngọc chia sẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo lời các thợ sửa chữa, việc 'khám' cho những chiếc quạt cổ này đòi hỏi người làm phải mất rất nhiều thời gian và công sức. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
'Đối với những bệnh dễ thì việc sửa chữa mất khoảng 1 ngày, còn liên quan đến mạch điện hoặc khó hơn thì mất vài ngày đến cả tuần,' anh Ngọc cho biết. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Để phục chế một chiếc quạt rất khó khăn bởi nguyên liệu phục chế hiếm và các công đoạn phục chế đều phải làm thủ công. Có nhiều loại linh phụ kiện không thể phục chế được một cách hoàn hảo nên đòi hỏi phải sưu tầm thật nhiều quạt để chuyển từ cái này sang cái khác... (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Toàn bộ không gian trong ngôi nhà đều dành để trưng bày quạt cổ. Trên trần nhà, những chiếc quạt trần được tháo bỏ cánh để tiết kiệm không gian treo san sát nhau; dưới nền nhà, không chỗ nào là không có quạt và thiết bị quạt. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Vì giá thành cao nên khách hàng của những chiếc quạt cổ này đa số là tầng lớp thượng lưu, giàu có, các khách sạn hoặc phải là những người có niềm đam mê sâu sắc với quạt cổ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Dòng quạt cổ Marelli của Ý vốn được là vua của các loại quạt, các chi tiết đều đạt đến độ tinh xảo hoàn mỹ. Quạt được làm chính xác công phu đến từng con ốc, bánh răng, chân đế… Chính vì thế, chúng có khả năng hoạt động bền bỉ hàng trăm năm. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Một chiếc quạt cổ của Pháp có giá hơn 100 triệu đồng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hai chiếc quạt cổ khác của Marelli được chế lại thành quạt cây, giá từ 50-70 triệu đồng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Những vị khách quốc tế đã từng ghé qua cửa hàng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Những 'cục sắt' trông cũ kỹ nhưng qua bàn tay người thợ khéo léo thành những sản phẩm đẹp và có giá trị lớn. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)