Hà Nội: ngắm nhìn ngôi làng cổ kính yên bình nằm bên bờ sông Hồng

Những ngôi nhà sơn vàng cổ kính, cổng làng phủ kín rêu phong ở làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ, thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm.

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 10km về phía Tây Bắc, làng Đông Ngạc còn có tên nôm là làng Vẽ (hay Kẻ Vẽ) ngày nay là phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm.

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 10km về phía Tây Bắc, làng Đông Ngạc còn có tên nôm là làng Vẽ (hay Kẻ Vẽ) ngày nay là phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm.

Cũng như làng cổ Đường Lâm, ở Đông Ngạc vẫn gìn giữ được nét mộc mạc, nguyên sơ và yên bình sau vài trăm năm lịch sử, bất chấp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

Cũng như làng cổ Đường Lâm, ở Đông Ngạc vẫn gìn giữ được nét mộc mạc, nguyên sơ và yên bình sau vài trăm năm lịch sử, bất chấp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

Ðông Ngạc là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ. Trong những kiến trúc đặc biệt ở làng Đông Ngạc phải kể đến đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ. Tiền thân của đình là một ngôi miếu cổ dựng từ thời nhà Đường sang đô hộ nước ta và đã được trùng tu nhiều lần qua các văn bia ghi vào các năm 1635, 1653, 1718, 1836, 1941…

Ðông Ngạc là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ. Trong những kiến trúc đặc biệt ở làng Đông Ngạc phải kể đến đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ. Tiền thân của đình là một ngôi miếu cổ dựng từ thời nhà Đường sang đô hộ nước ta và đã được trùng tu nhiều lần qua các văn bia ghi vào các năm 1635, 1653, 1718, 1836, 1941…

Quá trình đô thị hóa của làng quê đã không làm mất đi nhiều những nét đẹp của các công trình kiến trúc cổ.

Quá trình đô thị hóa của làng quê đã không làm mất đi nhiều những nét đẹp của các công trình kiến trúc cổ.

 Đông Ngạc được biết đến là ngôi làng có 18 tiến sĩ và nhiều người đỗ đạt cao, nhiều người làm quan lớn trong triều đình, nhất là giai đoạn Lê Trung Hưng. Các triều đại phong kiến trước kia, người đỗ tiến sĩ khi về địa phương sẽ được xây dựng một ngôi nhà gỗ bề thế, gọi là nhà đại khoa.

Đông Ngạc được biết đến là ngôi làng có 18 tiến sĩ và nhiều người đỗ đạt cao, nhiều người làm quan lớn trong triều đình, nhất là giai đoạn Lê Trung Hưng. Các triều đại phong kiến trước kia, người đỗ tiến sĩ khi về địa phương sẽ được xây dựng một ngôi nhà gỗ bề thế, gọi là nhà đại khoa.

Người ở đây có câu “Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ” để bày tỏ niềm tự hào của mình với những dòng họ đã có công tạo nên những thành tích trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là thành tích khoa bảng. (Trong ảnh là tranh tường vinh quy bái tổ).

Người ở đây có câu “Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ” để bày tỏ niềm tự hào của mình với những dòng họ đã có công tạo nên những thành tích trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là thành tích khoa bảng. (Trong ảnh là tranh tường vinh quy bái tổ).

Tại đây còn rất nhiều di tích đình, đền, chùa, nhà cổ lưu giữ lại nét đẹp cổ kính, rêu phong.

Tại đây còn rất nhiều di tích đình, đền, chùa, nhà cổ lưu giữ lại nét đẹp cổ kính, rêu phong.

Những đường nét kiến trúc tinh xảo theo thời gian đã dần cũ kỹ, bong tróc không còn được nguyên vẹn.

Những đường nét kiến trúc tinh xảo theo thời gian đã dần cũ kỹ, bong tróc không còn được nguyên vẹn.

Dấu ấn thời gian không làm thay đổi nét cổ kính của những nếp nhà xưa.

Dấu ấn thời gian không làm thay đổi nét cổ kính của những nếp nhà xưa.

Đoạn tường “cũ” kéo dài ở giữa xóm 3 là một điểm nhấn của làng. Bức tường đã bong tróc nhưng toát ra nét cổ kính.

Đoạn tường “cũ” kéo dài ở giữa xóm 3 là một điểm nhấn của làng. Bức tường đã bong tróc nhưng toát ra nét cổ kính.

Rêu phong phủ kín mái đình xưa mang lại nét cổ kính của ngôi làng.

Rêu phong phủ kín mái đình xưa mang lại nét cổ kính của ngôi làng.

Làng Đông Ngạc hiện còn trên 100 ngôi nhà cổ có thời gian xây dựng trên 100 năm, trong đó có nhiều ngôi nhà gỗ được đục chạm công phu, bảo tồn nguyên trạng, còn có những ngôi nhà thờ cổ được dựng từ mấy thế kỷ trước.

Làng Đông Ngạc hiện còn trên 100 ngôi nhà cổ có thời gian xây dựng trên 100 năm, trong đó có nhiều ngôi nhà gỗ được đục chạm công phu, bảo tồn nguyên trạng, còn có những ngôi nhà thờ cổ được dựng từ mấy thế kỷ trước.

Những con ngõ cũng được duy tu, vẽ tranh bích họa tạo nên khung cảnh bình yên của ngôi làng.

Những con ngõ cũng được duy tu, vẽ tranh bích họa tạo nên khung cảnh bình yên của ngôi làng.

Giữa cuộc sống ồn ào của cơn lốc đô thị hóa, người dân làng Đông Ngạc vẫn sống rất mộc mạc, giản dị. Con cháu nhiều thế hệ sau vẫn giữ được truyền thống hiếu học của ông cha thời xưa. Vào các ngày lễ, Tết, rằm, mùng một, dân làng sẽ thắp hương để tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên đã góp phần tạo nền những truyền thống tốt đẹp, để lại cho con cháu đời sau những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Giữa cuộc sống ồn ào của cơn lốc đô thị hóa, người dân làng Đông Ngạc vẫn sống rất mộc mạc, giản dị. Con cháu nhiều thế hệ sau vẫn giữ được truyền thống hiếu học của ông cha thời xưa. Vào các ngày lễ, Tết, rằm, mùng một, dân làng sẽ thắp hương để tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên đã góp phần tạo nền những truyền thống tốt đẹp, để lại cho con cháu đời sau những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-ngam-nhin-ngoi-lang-co-kinh-yen-binh-nam-ben-bo-song-hong.html