Hà Nội: Ngán ngẩm cảnh giao thông lộn xộn sau phân làn xe ở đường Nguyễn Trãi

Thứ 2 tuần đầu tiên thực hiện phân làn giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), tại nhiều điểm giao cắt liên tục xảy ra tình trạng ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau đi sai làn…

Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe&Đời sống, ngay trong ngày đầu tiên (6/8) thí điểm phân làn phương tiện tách riêng ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi, mặc dù lực lượng chức năng đã có mặt để hướng dẫn vào làn nhưng vẫn còn hỗn loạn khi xe máy và ô tô đi lẫn vào làn đường của nhau..., thậm chí nhiều va chạm đã xảy ra.

Theo đó, các dải phân cách dài khoảng 50-100 mét được đặt ở nhiều đoạn trên đường Nguyễn Trãi để tách riêng ô tô, xe máy. Tuy nhiên, người dân đi xe máy vẫn giữ thói quen cũ, đi vào làn đường của ô tô... cũng như ngược lại, ô tô đi sang làn xe máy.

Nhiều va chạm nhỏ đã xảy ra khi người dân chưa quen với sự có mặt của dải phân cách.

Nhiều va chạm nhỏ đã xảy ra khi người dân chưa quen với sự có mặt của dải phân cách.

Nhiều ô tô vẫn tràn vào làn xe máy như những ngày trước đây.

Nhiều ô tô vẫn tràn vào làn xe máy như những ngày trước đây.

Đến ngày 7/8, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục thực hiện phân làn, tách dòng phương tiện ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi. Khác với ngày đầu thực hiện, thay vì 6 làn xe đi lại hỗn hợp thì tuyến đường Nguyễn Trãi đoạn từ nút giao Thanh Xuân đến Ngã Tư Sở được lực lượng chức năng phân thành 5 làn xe, trong đó tách riêng 3 làn ô tô, 2 làn hỗn hợp (xe máy, xe buýt, xe thô sơ).

Hàng chục Thanh tra giao thông đứng ở đầu các dải phân cách vừa được dựng để hướng dẫn, điều tiết xe đi lại theo làn riêng. Tuy nhiên, nhiều phương tiện, đặc biệt là một số xe máy vẫn không thực hiện việc phân làn, tách riêng dòng xe, xe máy vẫn đi vào làn ô tô.

Thậm chí một số phương tiện đi không chú ý, đã húc đổ hoặc xô lệch dải phân cách mềm dùng để phân làn, tách riêng dòng xe.

Các xe vẫn di chuyển một cách lộn xộn khi mới triển khai lắp đặt dải phân cách.

Các xe vẫn di chuyển một cách lộn xộn khi mới triển khai lắp đặt dải phân cách.

Hệ thống đèn, trụ phản quang, lốp chống va đập được lắp trước mỗi đoạn dải phân cách.

Hệ thống đèn, trụ phản quang, lốp chống va đập được lắp trước mỗi đoạn dải phân cách.

Sáng nay (8/8), ngày đầu tuần và là ngày thứ 3 tiến hành phân làn tách ô tô, xe máy đi riêng ở đường Nguyễn Trãi, tình trạng các phương tiện không tuân thủ làn đường vẫn tiếp diễn.

Tại điểm phân làn trước đoạn lên cầu vượt Ngã Tư Sở, xe máy đi làn trong cùng bị xung đột với dòng ô tô rẽ phải để đi làn dưới (không đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở) khiến phương tiện "chôn chân", ùn tắc cục bộ. Tương tự, tình trạng ô tô tập trung đi vào làn xe máy để rẽ phải khi hết đoạn phân làn cũng xảy ra tại nút Thanh Xuân (Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến), gây xung đột, ùn tắc kéo dài.

Điều đáng nói, nhiều người vẫn tham gia giao thông kiểu tiện đâu đi đó, lấn làn, cắt mặt, đi ngược chiều, thậm chí tỏ ra khó chịu khi có dải phân cách cứng. Đặc biệt, tại các điểm giao cắt như đầu phố Cự Lộc, Vũ Trọng Phụng, Kim Giang… hàng đoàn xe máy vẫn ngang nhiên đi ngược chiều gây rối loạn giao thông.

Trong sáng thứ hai (8/8) - ngày đầu tiên của tuần làm việc, người điều khiển phương tiện vẫn đi lại lộn xộn dẫn đến xung đột, ùn ứ trên đường Nguyễn Trãi.

Trong sáng thứ hai (8/8) - ngày đầu tiên của tuần làm việc, người điều khiển phương tiện vẫn đi lại lộn xộn dẫn đến xung đột, ùn ứ trên đường Nguyễn Trãi.

Chị Phạm Việt Hằng (trú phường La Khê, quận Hà Đông) cho biết: Dù tuyến đường đã có các biển báo phân chia làn đường, phương tiện được phép đi vào từng làn, song có lẽ phải sau một thời gian người dân mới quen hơn với việc phân làn này.

Chị Hằng cũng cho rằng, ngăn cách đứt quãng sẽ càng gây ra tắc đường bởi nhiều người rẽ sang trái vào làn, xong lại rẽ phải đi ra ngoài nên càng tắc. Nếu cơ quan chức năng lắp dải phân cách cứng ở vị trí không phù hợp thì rất có thể nó lại gây cản trở giao thông. Chưa kể, hệ thống biển báo đang rất thiếu, nếu vắng bóng lực lượng chức năng sẽ dễ dẫn đến giao thông hỗn loạn.

Đại diện Ban Duy tu các công trình giao thông Hà Nội cho biết, tổng chiều dài dải phân cách là 748m, trong đó hướng đi Ngã Tư Sở có chiều dài dải phân cách là 385m, hướng đi hầm chui Thanh Xuân, dải phân cách có chiều dài là 353m được chia thành 11 đoạn.

Đại diện Ban Duy tu các công trình giao thông Hà Nội cho biết, tổng chiều dài dải phân cách là 748m, trong đó hướng đi Ngã Tư Sở có chiều dài dải phân cách là 385m, hướng đi hầm chui Thanh Xuân, dải phân cách có chiều dài là 353m được chia thành 11 đoạn.

Trong khi đó, anh Nguyễn Như Hòa (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) chia sẻ, các đoạn rào còn rất ngắn, khó phát huy được hiệu quả cưỡng chế phân làn. Mặt khác người dân đã có thói quen mạnh ai nấy đi từ rất lâu nay nên không thể thay đổi ngay được.

"Việc phân làn cứng để đi lại ngăn nắp là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần lực lượng chức năng mạnh tay xử lý xe đi ngược chiều, đi sai làn mới có thể đưa vào quy củ, nền nếp được", anh Hòa bày tỏ.

Thực tế, ngay sau khi lắp đặt dải phân cách cứng đã có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng không cần thiết, không hiệu quả. Một phần nguyên nhân dẫn đến những nhận định này do việc phân làn mới được áp dụng, khiến người dân bỡ ngỡ. Mặt khác, Sở GTVT Hà Nội cần thời gian để đánh giá tình hình, xem xét tính khả thi của dải phân cách từng đoạn để có sự điều chỉnh cho hợp lý.

Lực lượng chức năng liên tục phải nhắc nhở các phương tiện không tuân thủ làn đường.

Lực lượng chức năng liên tục phải nhắc nhở các phương tiện không tuân thủ làn đường.

Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho rằng, việc phân làn là rất cần thiết. Do ý thức người dân chưa tốt, chưa có thói quen lưu thông đúng làn, nên áp dụng dải phân cách cứng. Khi ý thức được cải thiện lại có thể điều chỉnh sử dụng phân cách mềm bằng vạch sơn liền.

Trong khi đó, chuyên gia giao thông Vũ Tuấn Linh nhấn mạnh: "Nếu đã muốn làm, Hà Nội không thể rụt rè, phải tính toán lắp đặt dải phân cách liên tục trên toàn tuyến mới thấy rõ kết quả vận hành của cả mạng lưới giao thông trên tuyến".

Trong giai đoạn thí điểm phân cách cứng, có thể kết hợp sử dụng phân cách mềm bằng vạch sơn liền trên toàn tuyến, lấy đó làm cơ sở để lực lượng chức năng xử phạt các xe cố tình đi lấn làn. Nếu không xử phạt sẽ không bao giờ hình thành được nền nếp trật tự trên đường Nguyễn Trãi - một trong những tuyến giao thông đông đúc nhất của Hà Nội.

Vào giờ cao điểm, tại các nút giao cắt lượng phương tiện dồn về cùng một lúc rất đông, hàng rào phân làn như “vô hình” trong biển người.

Vào giờ cao điểm, tại các nút giao cắt lượng phương tiện dồn về cùng một lúc rất đông, hàng rào phân làn như “vô hình” trong biển người.

Cụ thể, với lỗi đi sai làn sau khi đường Nguyễn Trãi tách làn riêng giữa ô tô, xe máy, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 4 đến 12 triệu đồng đối với ô tô; 4 đến 5 triệu đồng đối với xe máy, đồng thời có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Theo Điều 5, Điều 6 và Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ban hành ngày 30/12/2019).

Phó Giám đốc Sở GTVT TP. Hà Nội Trần Hữu Bảo nhận định, đường Nguyễn Trãi có mật độ ô tô, xe máy đông, nhiều đường giao cắt dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng tách riêng làn ô tô, xe máy, xe buýt nhằm thử nghiệm, tìm kiếm phương án tổ chức giao thông tối ưu.

Ông Trần Hữu Bảo khẳng định, đây mới chỉ là thí điểm, Sở GTVT sẽ lấy ý kiến của người dân để nghiên cứu, khắc phục những phát sinh mới trên tuyến đường Nguyễn Trãi sau khi lắp đặt dải phân cách cứng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông, đồng thời, áp dụng với những tuyến đường khác nếu hiệu quả.

Nhóm PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//ha-noi-ngan-ngam-canh-giao-thong-lon-xon-sau-phan-lan-xe-o-duong-nguyen-trai-169220808110542764.htm