Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, trên toàn địa bàn thành phố hiện có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, cần sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trong đó, hiện có 55 công trình cầu do thành phố quản lý cần thiết phải đầu tư cải tạo, sửa chữa. Con số này được đưa ra sau quá trình rà soát, đánh giá trên cơ sở hồ sơ quản lý cầu, hồ sơ kiểm định, thử tải. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Điển hình như: Cầu Trắng (Giáp Bát, Hoàng Mai), cầu 72 II (Hoài Đức), cầu Kim Ngưu (Hai Bà Trưng), cầu Yên Sở (Hoài Đức), cầu Chiếc (Thường Tín). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Qua rà soát, các cầu yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều hư hỏng của kết cấu chịu lực. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đối với cầu bê tông cốt thép, hệ thống dầm bị nứt vỡ, đặc biệt tại các vị trí đầu dầm; lớp phủ mặt cầu, khe co giãn, lan can cũng hư hỏng nặng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Với cầu thép, các dầm và hệ liên kết ngang hầu hết đều bị rỉ sét, dầm chủ nhiều cầu bị đứt gãy, rỉ thủng… không đảm bảo khả năng liên kết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hiện trạng mặt cầu chắp vá tạm bợ bằng tấm kim loại, tuy nhiên những mảnh vá này cũng đã hoen gỉ, xuống cấp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cây cầu xuống cấp cấp nghiêm trọng tại khu vực sông Kim Ngưu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân hằng ngày vẫn phải di chuyển qua cây cầu đã xuống cấp này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Qua thực tế, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội cũng đã đánh giá, phân loại các công trình cầu tạm, cầu yếu để có phương án sữa chữa hoặc thay thế trong thời gian tới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Việc thực hiện bảo trì, sửa chữa các cầu yếu sẽ góp phần duy trì tình trạng kỹ thuật, tuổi thọ đảm bảo thông suốt, an toàn và ngăn ngừa những nguy cơ mất an toàn giao thông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)