Hà Nội, TPHCM lọt top 10 thành phố đang bị nhấn chìm nhanh nhất thế giới
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters đã tiết lộ một số thành phố lớn trên thế giới đang bị chìm nhanh hơn mực nước biển dâng, đặc biệt trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Các thành phố ven biển như Miami và Quảng Châu đang phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt lớn khi mực nước biển dâng. Thế nhưng một số thành phố khác đang phải đối mặt với một nguy cơ khẩn thiết hơn cả: ngập lụt do thay đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới tại 99 thành phố trên khắp thế giới được đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters đã tiết lộ một số thành phố lớn trên thế giới đang chìm nhanh hơn mực nước biển dâng, đặc biệt trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Trong quá trình sụt lún này, đất định cư và sự cô đặc dựa vào sự thay đổi vật liệu bên dưới bề mặt trái đất. Quá trình sụt lún này làm cho mặt đất ở nhiều thành phố lớn chìm xuống vài milimet mỗi năm. Phần nhiều trong số đó là do các hoạt động của con người gây ra, chẳng hạn như bơm, hút nước ngầm. Khi nước phun trào, mặt đất bị tác động và các cấu trúc được xây dựng ở trên sẽ sụt lún nhiều hơn so với mực nước biển.
Theo các con số ước tính gần đây nhất về mực nước biển toàn cầu dâng, ít nhất 33 thành phố đang sụt lún khoảng hơn 1 cm mỗi năm, gấp 5 lần so với mực nước biển dâng. Các thành phố đang sụt lún nhanh nhất tập trung ở miền Nam và Đông Nam Á khiến cho các nước phải có sự thay đổi để thích nghi. Chẳng hạn, Indonesia đang có kế hoạch di dời thủ đô khỏi Jakarta, một thành phố có tới 10,5 triệu dân, tới một thành phố mới xây dựng trên đảo Borneo cách đó 2.000 km vì thủ đô Jakarta đang có độ lún rất nhanh.
Tại sao các thành phố ven biển sụt lún nhanh hơn?
Một số khu vực trên thế giới đang sụt lún tự nhiên, nhưng nhiều thành phố dưới tác động của các hoạt động của con người như bơm, hút nước ngầm, khai thác khí, dầu mỏ và tốc độ xây dựng đô thị nhanh chóng đã đẩy nhanh quá trình sụt lún. Thành phố Mexico, vốn được xây dựng trên nền đất sét của chiếc hồ cổ, đang sụt lún với tốc độ gần 50 cm mỗi năm sau hàng chục năm khai thác nước ngầm để làm nước sinh hoạt.
Các tác giả của nghiên cứu này phát hiện ra rằng, việc bơm, hút nước ngầm là nguyên nhân đầu tiên của quá trình sụt lún tại nhiều thành phố trên khắp thế giới. Các thành phố châu Á với tốc độ sụt lún nhanh nhất là các khu vực có tốc độ xây dựng các khu dân cư nhanh chóng và dày đặc hoặc tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng…
Trong khi quá trình sụt lún không thể đảo ngược được, ít nhất việc giảm khai thác nước ngầm cũng làm chậm quá trình sụt lún này. Nếu như 30 năm trước, Jakarta sụt lún khoảng 28 cm mỗi năm thì giờ chỉ còn 3 cm mỗi năm trong 7 năm gần đây do chính phủ Indonesia siết chặt các quy định về khai thác nước ngầm. Đầu năm 2022, chính quyền của Bắc Jakarta đã ban hành lệnh cấm khai thác nước ngầm tại khu vực này.