Hà Nội xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức

Hơn 130 bức ảnh đen trắng và màu, được nhiếp ảnh gia Thomas Billhardt chụp trong 6 chuyến đến Việt Nam của ông từ năm 1967-1975, đưa người xem trở lại những ký ức chân thực về cuộc sống Hà Nội cách đây trên dưới nửa thế kỷ.

Hà Nội với những giây phút đời thường của vòng thời gian 1967-1975 một cách chân thực, giản dị và đầy cảm xúc.

Hà Nội với những giây phút đời thường của vòng thời gian 1967-1975 một cách chân thực, giản dị và đầy cảm xúc.

Công trình xây dựng trên đường Đinh Tiên Hoàng cạnh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam, 1975.

Công trình xây dựng trên đường Đinh Tiên Hoàng cạnh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam, 1975.

Billhardt là một trong những nhiếp ảnh gia đặc biệt nhất của Cộng hòa Dân chủ Đức. Những tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam cuối thập kỷ 1960 đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới. Ảnh của ông kể cho người xem về sự bất công xã hội, về sự nghèo đói, sự đau khổ, về chiến tranh, nhưng cũng mô tả cuộc sống đời thường của người dân.

Billhardt là một trong những nhiếp ảnh gia đặc biệt nhất của Cộng hòa Dân chủ Đức. Những tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam cuối thập kỷ 1960 đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới. Ảnh của ông kể cho người xem về sự bất công xã hội, về sự nghèo đói, sự đau khổ, về chiến tranh, nhưng cũng mô tả cuộc sống đời thường của người dân.

Hầm tránh bom trên đường phố Hà Nội qua ống kính của Billhardt.

Hầm tránh bom trên đường phố Hà Nội qua ống kính của Billhardt.

"Hà Nội của Thomas Billhardt là "một vùng ký ức Hà Nội đủ đầy", một bản trường ca tỉ mẩn vẽ nên cuộc sống bộn bề gian khổ nhưng đầy yêu thương…", theo lời nhà văn Đỗ Phấn.

"Hà Nội của Thomas Billhardt là "một vùng ký ức Hà Nội đủ đầy", một bản trường ca tỉ mẩn vẽ nên cuộc sống bộn bề gian khổ nhưng đầy yêu thương…", theo lời nhà văn Đỗ Phấn.

Ảnh của Billhardt là những khoảnh khắc không thể tái hiện, là những hình ảnh xác thực và chân thành, như một khuôn mặt đẹp trong thế giới xám xịt, một nụ cười ngây thơ trong bối cảnh khắc nghiệt và hăm dọa, một cảnh nên thơ thường nhật khiến ta quên đi nỗi sợ và chiến tranh, đem đến cho ta hy vọng vào hòa bình, ông Wilfried Eckstein, Viện trưởng Viện Goethe nhận xét.

Ảnh của Billhardt là những khoảnh khắc không thể tái hiện, là những hình ảnh xác thực và chân thành, như một khuôn mặt đẹp trong thế giới xám xịt, một nụ cười ngây thơ trong bối cảnh khắc nghiệt và hăm dọa, một cảnh nên thơ thường nhật khiến ta quên đi nỗi sợ và chiến tranh, đem đến cho ta hy vọng vào hòa bình, ông Wilfried Eckstein, Viện trưởng Viện Goethe nhận xét.

Billhardt dùng từ “chân thực” để mô tả ảnh của mình nhằm nhấn mạnh tính độc lập trong cương vị nghệ sĩ, người đi tìm những hình ảnh trần trụi, không thiên vị của sự vật, hiện tượng.

Billhardt dùng từ “chân thực” để mô tả ảnh của mình nhằm nhấn mạnh tính độc lập trong cương vị nghệ sĩ, người đi tìm những hình ảnh trần trụi, không thiên vị của sự vật, hiện tượng.

Hà Nội qua ống kính của ông là niềm vui đón đứa trẻ chào đời trong thời chiến, là những hầm trú bom chằng chịt trên hè phố, là những phố xá vắng bóng người, là những dáng người lầm lụi trong mưa, là hình ảnh những phi công Mỹ nhận thư nhà trong trại giam, là những gương mặt trẻ thơ trong sáng, là những niềm vui và nỗi buồn nhỏ bé của người dân Hà Nội suốt dọc dài cuộc chiến.

Hà Nội qua ống kính của ông là niềm vui đón đứa trẻ chào đời trong thời chiến, là những hầm trú bom chằng chịt trên hè phố, là những phố xá vắng bóng người, là những dáng người lầm lụi trong mưa, là hình ảnh những phi công Mỹ nhận thư nhà trong trại giam, là những gương mặt trẻ thơ trong sáng, là những niềm vui và nỗi buồn nhỏ bé của người dân Hà Nội suốt dọc dài cuộc chiến.

Khi ông bấm máy, những gì xuất hiện trước ống kính phải là thứ đáng được lưu giữ, không chỉ vì thời đó phim âm bản rất đắt đỏ mà còn vì ông tác nghiệp tại không gian công cộng.

Khi ông bấm máy, những gì xuất hiện trước ống kính phải là thứ đáng được lưu giữ, không chỉ vì thời đó phim âm bản rất đắt đỏ mà còn vì ông tác nghiệp tại không gian công cộng.

Những bức ảnh chụp trong các chuyến đi đến Việt Nam đã được xuất bản trong bốn cuốn sách ảnh và trong năm 2020, cuốn sách ảnh cùng tên với triển lãm cũng sẽ được Nhã Nam xuất bản.

Những bức ảnh chụp trong các chuyến đi đến Việt Nam đã được xuất bản trong bốn cuốn sách ảnh và trong năm 2020, cuốn sách ảnh cùng tên với triển lãm cũng sẽ được Nhã Nam xuất bản.

Hàng Đào năm 1975.

Hàng Đào năm 1975.

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975.

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975.

Công viên Chí Linh nay là khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ.

Công viên Chí Linh nay là khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ.

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975 chật kín người.

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975 chật kín người.

Theo Minh Thu/Vietnamplus

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ha-noi-xua-qua-ong-kinh-cua-nhiep-anh-gia-nguoi-duc-1544698.html