Hạ tầng giao thông thúc đẩy BĐS Thuận An phát triển

Sau khi được công nhận là đô thị loại II, thành phố Thuận An trở thành điểm sáng trên thị trường BĐS phía nam nhờ sự phát triển về hạ tầng giao thông.

Ngày 1/2, thị xã Thuận An chính thức nhận quyết định lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương. Sự kiện không chỉ đánh dấu giai đoạn mới trong phát triển kinh tế, xã hội của Thuận An, mà còn là cho thấy chất lượng sống của người dân địa phương ngày càng được nâng cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kỹ thuật đô thị, xã hội cũng được ưu tiên đầu tư, giúp thành phố sớm đạt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại - tài chính - dịch vụ mang tầm khu vực.

Đòn bẩy hạ tầng giao thông

Nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ và một phần đường thủy của khu vực phía nam tỉnh Bình Dương và phía bắc TP.HCM, Thuận An là một trong những địa phương được đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối hiện đại từ sớm. Trong đó, các tuyến đường huyết mạch có thể kể đến là Quốc lộ 13, đường ĐT 743, đại lộ Bình Dương và các tuyến giao thông đường thủy qua sông Sài Gòn.

Trong đó, tuyến đường ĐT 743 kết nối giao thông từ Bình Dương đến TP.HCM thuận tiện, giảm áp lực cho Quốc lộ 13, đồng thời giảm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đến sân bay, bến cảng.

 Chính quyền địa phương tiếp tục tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông thành phố Thuận An.

Chính quyền địa phương tiếp tục tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông thành phố Thuận An.

Một trong những hạ tầng giao thông nổi bật là dự án mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú, thành phố Thuận An đến điểm giao đường Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một. Tổng mức kinh phí trên 1.411 tỷ đồng, không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện dự kiến từ 2019 đến 2022, rút ngắn đáng kể khoảng cách di chuyển từ Thuận An đến TP.HCM.

Thêm vào đó, khu vực này sẽ kết nối thuận tiện với cả vùng nhờ tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, nối từ Khu công nghiệp và đô Mỹ Phước qua các khu công nghiệp lớn của Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An đến cửa ngõ sân bay và cảng biển quốc tế. Tuyến đường này khi hoàn thành sẽ nối với đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông trọng điểm kinh tế phía Nam.

 Hạ tầng tạo sức bật cho BĐS TP Thuận An.

Hạ tầng tạo sức bật cho BĐS TP Thuận An.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận đầu tư thi công xây dựng trước 2 hạng mục cầu vượt tại ngã 6 An Phú và ngã tư 550. Hai hạng mục này thuộc dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường ĐT 743 đoạn từ ngã tư miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần. Quy mô đầu tư 6-8 làn xe, kết hợp cầu vượt và cải tạo nút giao Sóng Thần.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng thông qua phương án nối dài tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến Biên Hòa của Đồng Nai và Dĩ An của Bình Dương. Khi đi vào hoạt động, các dự án góp phần giãn dân số khỏi trung tâm TP.HCM, đồng thời thúc đẩy nhu cầu người dân Thuận An làm việc tại TP.HCM, từ đó gia tăng giá trị BĐS tại địa phương.

Tiềm năng BĐS phát triển

Sự vươn lên nhanh chóng của hệ thống hạ tầng giao thông giúp BĐS Thuận An bước vào giai đoạn sôi động nhất trong 5 năm qua. Năm 2019, Bình Dương có 12 dự án với hơn 10.000 căn hộ được công bố. Dự kiến, khoảng 8.000 căn hộ được đưa ra thị trường năm nay. Sức nóng chủ yếu tập trung tại 3 địa phương là Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một.

Theo khảo sát của nhà phát triển BĐS Lyn Property, Thuận An không chỉ dẫn đầu về nhu cầu tìm mua căn hộ, mà còn là thị trường thu hút nhiều sự quan tâm của người mua BĐS trong năm 2019. Lượng tìm kiếm BĐS tại đây tăng hơn 48% so với năm 2018, cao gấp đôi so với Dĩ An và gần gấp 3 so với Thủ Dầu Một.

Trên địa bàn thành phố xuất hiện không ít nhà phát triển địa ốc lớn. Thị trường căn hộ Thuận An cũng liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, trung bình 32-34 triệu đồng/m2.

“Tại các nước phát triển như Nhật Bản, việc bạn ở cách xa chỗ làm hàng trăm km là bình thường bởi điều kiện giao thông kết nối nhanh chóng. Thuận An có lợi thế nằm trong bán kính 30 km từ trung tâm TP.HCM và giá BĐS hấp dẫn. Vì vậy, khu vực này dần trở thành tâm điểm thị trường BĐS ven TP.HCM là điều dễ hiểu”, đại diện Lyn Property đánh giá.

 Dự án Anderson Park tọa lạc tại nút giao thông quan trọng của Bình Dương.

Dự án Anderson Park tọa lạc tại nút giao thông quan trọng của Bình Dương.

Nổi bật trong các dự án chuẩn bị “chào sân” tại Thuận An là Anderson Park, tọa lạc tại nút giao Nguyễn Thị Minh Khai và đại lộ Bình Dương (phường Thuận Giao, thành phố Thuận An). Nhờ vị trí đẹp, dự án kết nối nhanh chóng với các tiện ích hàng đầu của thành phố như sân golf Sông Bé, AEON Mall, Lotte Mart, Khu công nghiệp VSIP 1, Bệnh viện Quốc tế Becamex, trung tâm thành phố mới Bình Dương...

Dự án Anderson Park được dành ra 2,3 ha trong tổng diện tích hơn 5 ha để phát triển mô hình đô thị xanh khép kín “all-in-one” (tất cả trong một). Dự án có mật độ xây dựng 29%, còn lại dành cho công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích hiện đại như hồ bơi tràn bờ 500 m2, khu vực nướng BBQ, công viên, sân thể thao, phòng gym…

Theo giới phân tích, sự tăng trưởng trong chu kỳ BĐS Thuận An sẽ kéo dài trong thời gian tới cùng những hiệu ứng tích cực của việc công nhận lên đô thị loại II. Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển hoặc mở rộng nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam dự kiến diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung là một trong những địa phương được các nhà đầu tư chú ý nhờ quy trình, thủ tục thu hút FDI. Do đó, thị trường BĐS tại đây sẽ chứng kiến sự đầu tư mạnh mẽ, nhằm đón đầu nhu cầu nhà ở của giới chuyên gia và người lao động trong và ngoài nước.

Giang Ngân Nhi

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ha-tang-giao-thong-thuc-day-bds-thuan-an-phat-trien-post1140839.html