Hà Tĩnh: Đàn lợn rừng của anh nông dân lớn lên bằng 'thảo dược'

Từ đàn lợn rừng thuần chủng, chàng nông dân Trần Nam Giang đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ cách nuôi có một không hai - cho ăn kèm thảo dược.

Lợn rừng hiện đang là vật nuôi đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người chăn nuôi, với giá bán cao gấp 3-5 lần so với thịt lợn thường. Nắm được những kiến thức cơ bản về cách thưc nuôi, anh Trần Nam Giang (xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã thành công trong việc chăn nuôi, mỗi năm xuất bán trên 200 con lợn rừng thương phẩm.Trước đó, nhận thấy nhiều bà con ở địa phương chỉ ''luẩn quẩn'' ở những cách nuôi trồng cũ, lợi ích kinh tế thì thấp. Từ nhỏ anh Giang đã có ý định tìm con đường mới để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương của mình.

Lợn rừng hiện đang là vật nuôi đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người chăn nuôi, với giá bán cao gấp 3-5 lần so với thịt lợn thường. Nắm được những kiến thức cơ bản về cách thưc nuôi, anh Trần Nam Giang (xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã thành công trong việc chăn nuôi, mỗi năm xuất bán trên 200 con lợn rừng thương phẩm.Trước đó, nhận thấy nhiều bà con ở địa phương chỉ ''luẩn quẩn'' ở những cách nuôi trồng cũ, lợi ích kinh tế thì thấp. Từ nhỏ anh Giang đã có ý định tìm con đường mới để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương của mình.

Ngắm nhìn đàn lợn rừng đang phơi nắng, anh cho biết: “Tình cờ một lần xem truyền hình phát mô hình nuôi lợn rừng của bà con vùng cao mang lại thu nhập khá. Thấy đất đai tại địa phương rất phù hợp với con vật này, tôi liền nảy ra ý định sẽ chăn nuôi nhưng theo một cách khác, đó là nuôi lợn cho ăn kèm một số loài thảo dược”Nghĩ là làm, năm 2014 anh tiến hành cải tạo khoảng 300m² đất đồi núi, xây hệ thống chuồng trại và bắt đầu nuôi những con giống đầu tiên, với 4 con lợn nái và 1 con lợn đực. Nhờ lựa chọn con giống tốt, lợn lại được thả rông kết hợp cho ăn thảo dược nên có sức đề kháng cao, đàn lợn của anh cứ thế ''đẻ ra tiền''.

Ngắm nhìn đàn lợn rừng đang phơi nắng, anh cho biết: “Tình cờ một lần xem truyền hình phát mô hình nuôi lợn rừng của bà con vùng cao mang lại thu nhập khá. Thấy đất đai tại địa phương rất phù hợp với con vật này, tôi liền nảy ra ý định sẽ chăn nuôi nhưng theo một cách khác, đó là nuôi lợn cho ăn kèm một số loài thảo dược”Nghĩ là làm, năm 2014 anh tiến hành cải tạo khoảng 300m² đất đồi núi, xây hệ thống chuồng trại và bắt đầu nuôi những con giống đầu tiên, với 4 con lợn nái và 1 con lợn đực. Nhờ lựa chọn con giống tốt, lợn lại được thả rông kết hợp cho ăn thảo dược nên có sức đề kháng cao, đàn lợn của anh cứ thế ''đẻ ra tiền''.

''

Khi làm chuồng nuôi cần chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt vì giống này sống trên đất khô quen rồi. Lợn rừng có bản năng hoang dã, nên hạn chế cho người hay các động vật lạ khác ở gần đặc biệt là lợn mới sinh':, anh Giang bật míThời gian mới bắt đầu chăn nuôi, do không hiểu được đặc tính của lợn rừng nên công việc khá khó khăn, không nản chí anh mày mò tìm hiểu quá trình phát triển của chúng, thử cho ăn thêm một số loại thảo dược sẵn có như Chè cỏ, Khổ sâm… từ đó lợn tránh được nhiều bệnh tật, thịt lại có mùi thơm đặc biệt khiến nhiều người giành nhau mua.

Theo anh Giang, thức ăn của lợn rừng vô cùng đơn giản, chủ yếu là rau củ quả, lá khoai, cỏ voi, cây chuối, … tận dụng được những thứ của nhà nông. Trung bình mỗi con lợn nái có thể sinh được từ 8-12 con, lợn phải được nuôi 1 năm trở lên mới có thể xuất chuồng, khi đó trọng lượng của chúng rơi vào khoảng 40-50kg.''Thức ăn của chúng rất đơn giản, chủ yếu là rau củ quả, cây chuối, lá khoai,… tận dụng được rất nhiều nông sản. Ngoài ra nên cho chúng chạy thoải mái khi đó thịt mới ngon, đảm bảo chất lượng, ít bệnh tật'', anh Giang nói.

Theo anh Giang, thức ăn của lợn rừng vô cùng đơn giản, chủ yếu là rau củ quả, lá khoai, cỏ voi, cây chuối, … tận dụng được những thứ của nhà nông. Trung bình mỗi con lợn nái có thể sinh được từ 8-12 con, lợn phải được nuôi 1 năm trở lên mới có thể xuất chuồng, khi đó trọng lượng của chúng rơi vào khoảng 40-50kg.''Thức ăn của chúng rất đơn giản, chủ yếu là rau củ quả, cây chuối, lá khoai,… tận dụng được rất nhiều nông sản. Ngoài ra nên cho chúng chạy thoải mái khi đó thịt mới ngon, đảm bảo chất lượng, ít bệnh tật'', anh Giang nói.

Hiện tại trang trại của anh Giang đang có 20 con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt chờ xuất chuồng. Với mô hình nuôi lợn rừng, mỗi năm anh Giang xuất bán trên 200 con lợn rừng thương phẩm, giá bán ổn định 140 - 150 nghìn đồng/kg lợn hơi, thời điểm Tết có thể lên đến 180 nghìn đồng. Trừ hết các chi phí, đàn lợn rừng đã mang về cho gia đình anh trên 400 triệu đồng mỗi năm.

Hiện tại trang trại của anh Giang đang có 20 con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt chờ xuất chuồng. Với mô hình nuôi lợn rừng, mỗi năm anh Giang xuất bán trên 200 con lợn rừng thương phẩm, giá bán ổn định 140 - 150 nghìn đồng/kg lợn hơi, thời điểm Tết có thể lên đến 180 nghìn đồng. Trừ hết các chi phí, đàn lợn rừng đã mang về cho gia đình anh trên 400 triệu đồng mỗi năm.

Ông Trần Minh Truyền, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Trường cho biết, mô hình nuôi lợn rừng của hộ gia đình anh Trần Nam Giang là mô hình kinh tế mới của địa phương. Có thể nói đây là mô hình nuôi lợn rừng đạt hiệu quả kinh tế cao đầu tiên trong xã và đang từng bước tạo được thương hiệu. Được biết, sắp tới anh Giang sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, đồng thời sẽ kêu gọi thêm nhiều hộ gia đình để cùng phát triển chăn nuôi lợn rừng tạo nên thương hiệu mới.

Ông Trần Minh Truyền, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Trường cho biết, mô hình nuôi lợn rừng của hộ gia đình anh Trần Nam Giang là mô hình kinh tế mới của địa phương. Có thể nói đây là mô hình nuôi lợn rừng đạt hiệu quả kinh tế cao đầu tiên trong xã và đang từng bước tạo được thương hiệu. Được biết, sắp tới anh Giang sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, đồng thời sẽ kêu gọi thêm nhiều hộ gia đình để cùng phát triển chăn nuôi lợn rừng tạo nên thương hiệu mới.

Thanh Tùng

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/ha-tinh-dan-lon-rung-cua-anh-nong-dan-lon-len-bang-thao-duoc-398146.html